Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.
THÔNG TƯ
Hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại
_____________________
Căn cứ
Căn cứ Luật Quản lý Thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Thực hiện Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Nghị định số 43/2010/NĐ-CP), Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn chi tiết về:
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi các nội dung đã đăng ký đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân.
2. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký thành lập và đăng ký thay đổi nội dung đăng ký đối với hộ kinh doanh.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh, chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
5. Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng cho các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp” là hồ sơ đăng ký thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của doanh nghiệp.
2. “Hồ sơ đăng ký điện tử” là hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được nộp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, bao gồm đầy đủ các giấy tờ theo quy định như hồ sơ giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký điện tử có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy.
3. “Chữ ký điện tử” được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số kí hiệu hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách logic với hồ sơ điện tử, có khả năng xác nhận người ký văn bản điện tử và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung hồ sơ đăng ký điện tử đã được ký.
4. “Đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp” là chi nhánh, văn phòng đại diện, của doanh nghiệp.
Điều 4. Mã số doanh nghiệp, mã số đăng ký hộ kinh doanh
1. Mã số doanh nghiệp thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Mã số doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
b) Cấu trúc mã số doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký thuế. Việc tạo mã số doanh nghiệp thực hiện theo quy trình quy định tại Điều 26 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
c) Trường hợp doanh nghiệp, các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và địa điểm kinh doanh bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế do vi phạm pháp luật về thuế, thì doanh nghiệp, các đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh không được sử dụng mã số thuế trong các giao dịch kinh tế, kể từ ngày cơ quan thuế thông báo công khai về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
2. Mã số đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn sau:
a) Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi mã số đăng ký hộ kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo cấu trúc sau:
– Mã cấp tỉnh: 02 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Mã cấp huyện: 01 ký tự, theo Phụ lục VII-2 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Mã loại hình: 01 ký tự, 8 = hộ kinh doanh
– Số thứ tự hộ kinh doanh: 06 ký tự, từ 000001 đến 999999
b) Các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được thành lập mới sau ngày ban hành Thông tư này, được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
c) Trường hợp tách quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh sau ngày ban hành Thông tư này, một đơn vị cấp huyện giữ nguyên mã chữ cũ và huyện kia được chèn mã tiếp, theo thứ tự của bảng chữ cái tiếng Việt.
d) Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư mã mới của cấp huyện được thành lập mới hoặc do tách đơn vị cấp huyện.
Điều 5. Ngành, nghề kinh doanh
1. Ngành, nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải được lựa chọn từ Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trừ những ngành, nghề kinh doanh quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.
2. Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền khẳng định doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục V-6 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Giá trị pháp lý của Giấy chứng nhận đăng ký điện tử
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện được lưu dưới dạng bản điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận đăng ký điện tử) có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bằng văn bản do Phòng Đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
2. Giấy chứng nhận đăng ký điện tử được Cơ quan Đăng ký kinh doanh sử dụng để xác định tình trạng và nội dung đã đăng ký của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568