Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 12/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/03/2021; nhằm cập nhật và bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thông tư này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc trong những môi trường có điều kiện lao động khắc nghiệt.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020:
- 2 2. Thuộc tính văn bản Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020:
- 3 3. Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/20203 có còn hiệu lực không?
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020:
- 5 5. Toàn văn nội dung Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:
1. Tóm tắt nội dung Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020:
Nội dung chính của Thông tư
-
Mục tiêu:
- Cập nhật danh mục các nghề, công việc có điều kiện làm việc đặc biệt, nhằm phản ánh chính xác hơn thực tế sản xuất kinh doanh.
- Bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc trong những môi trường này, đảm bảo họ được hưởng các chế độ ưu đãi và bảo vệ sức khỏe phù hợp.
-
Nội dung cụ thể:
- Bổ sung danh mục: Thông tư đã bổ sung nhiều nghề, công việc mới vào danh mục nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Việc bổ sung này dựa trên kết quả đánh giá, phân tích các yếu tố nguy cơ trong quá trình lao động.
- Phân loại nghề, công việc: Thông tư phân loại rõ ràng các nghề, công việc theo mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, từ đó áp dụng các chế độ ưu đãi phù hợp.
- Các chế độ ưu đãi: Người lao động làm việc trong các nghề, công việc được liệt kê sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi như:
- Nghỉ hưu sớm
- Hưởng lương hưu cao hơn
- Khám sức khỏe định kỳ
- Bồi dưỡng sức khỏe
- …
-
Áp dụng: Thông tư này áp dụng cho tất cả các đơn vị, tổ chức và cá nhân sử dụng lao động trên cả nước.
Ý nghĩa của Thông tư
- Bảo vệ sức khỏe người lao động: Thông tư giúp bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động cho người lao động làm việc trong môi trường có điều kiện lao động khắc nghiệt.
- Đảm bảo công bằng xã hội: Thông tư góp phần đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện cho người lao động được hưởng các chế độ ưu đãi xứng đáng.
- Thúc đẩy phát triển bền vững: Việc bảo vệ sức khỏe và an toàn lao động là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Tóm lại: Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 12/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/03/2021; nhằm cập nhật và bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Thông tư này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động làm việc trong những môi trường có điều kiện lao động khắc nghiệt.
2. Thuộc tính văn bản Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020:
Số hiệu: | 11/2020/TT-BLĐTBXH |
Nơi ban hành: | Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội |
Ngày ban hành: | 12/11/2020 |
Ngày công báo: | 16/02/2021 |
Người ký: | Đào Ngọc Dung |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày hiệu lực: | 01/03/2021 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/20203 có còn hiệu lực không?
Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành ngày 12/11/2020, có hiệu lực từ ngày 01/03/2021. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020:
Thông tư 19/2023/TT-BLĐTBXH bổ sung Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
5. Toàn văn nội dung Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội:
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ——– | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————– |
Số: 11/2020/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2020 |
THÔNG TƯ
BAN HÀNH DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2107 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn lao động;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Điều 1. Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động chủ động rà soát, đánh giá Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo phương pháp được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, các Quyết định, Thông tư sau hết hiệu lực thi hành:
a) Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b) Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30 tháng 7 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
d)
đ)
e)
g) Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
h) Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
3. Thời gian người lao động làm các nghề, công việc ban hành kèm theo các Quyết định, Thông tư bị bãi bỏ theo quy định tại Khoản 2 Điều này vẫn được tính là thời gian làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho đến ngày Thông tư này có hiệu lực.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để nghiên cứu, giải quyết./.
BỘ TRƯỞNG
Đào Ngọc Dung
(Phụ lục đính kèm file tải dưới đây)