Thông tư 05/2013/TT-BTC hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI TỔ CHỨC
TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ
Căn cứ
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn việc thực hiện chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Hoạt động tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010; Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trong Thông tư này gọi tắt là Nghị định số 57/2012/NĐ-CP); các nội dung hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính khác có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010.
Thông tư này không áp dụng đối với tổ chức tín dụng là tổ chức tài chính vi mô, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Vốn chủ sở hữu của tổ chức tín dụng
1. Vốn điều lệ.
2. Các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái:
a) Chênh lệch phát sinh từ việc hợp nhất báo cáo tài chính của tổ chức tín dụng (công ty mẹ) và các công ty con sử dụng đồng tiền hạch toán khác với đồng tiền Việt Nam;
b) Chênh lệch phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản chưa hoàn thành được hạch toán vào vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị đánh giá lại tài sản khi có quyết định của Nhà nước hoặc khi đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần.
4. Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu với giá trị thực tế thu được từ phát hành (nếu có).
5. Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, quỹ dự phòng tài chính.
6. Lợi nhuận chưa phân phối.
7. Vốn khác thuộc sở hữu của tổ chức tín dụng gồm: giá trị cổ phiếu quỹ (nếu có) được ghi nhận theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Điều 4. Sử dụng vốn, tài sản
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh; quy rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân trong trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn của ngân hàng.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được sử dụng vốn hoạt động để phục vụ hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định số 57/2012/NĐ-CP và các hướng dẫn cụ thể tại Thông tư này theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và phát triển vốn.
a) Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo duy trì giới hạn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc: giá trị còn lại của tài sản cố định không vượt quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ đối với tổ chức tín dụng, không vượt quá 50% vốn được cấp và quỹ dự trữ bổ sung vốn được cấp đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568