Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực từ ngày 14/04/2020, nhằm mục tiêu quy định rõ ràng các tiêu chí để công nhận một đơn vị sản xuất nông nghiệp là kinh tế trang trại. Thông tư này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020:
- 2 2. Thuộc tính văn bản Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020:
- 3 3. Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 có còn hiệu lực không?
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020:
- 5 5. Toàn văn nội dung Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
1. Tóm tắt nội dung Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020:
Nội dung chính của Thông tư:
- Mục tiêu: Nhằm khuyến khích và hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế trang trại, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đảm bảo chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
- Phân loại trang trại: Thông tư chia trang trại thành 2 loại chính:
- Trang trại chuyên ngành: Tập trung vào một hoặc một số ít loại sản phẩm nông nghiệp.
- Trang trại tổng hợp: Kết hợp nhiều loại hình sản xuất nông nghiệp.
- Tiêu chí kinh tế trang trại: Thông tư đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá một đơn vị sản xuất có đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại hay không, bao gồm:
- Quy mô: Về diện tích đất, số lượng vật nuôi, quy mô sản xuất.
- Tổ chức sản xuất: Có kế hoạch sản xuất rõ ràng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Đầu tư: Có đầu tư vào cơ sở vật chất, công nghệ, giống vật nuôi, cây trồng.
- Thu nhập: Đạt được mức thu nhập ổn định từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Tài chính: Có khả năng quản lý tài chính tốt, cân đối thu chi.
- Thủ tục công nhận: Thông tư quy định cụ thể các thủ tục để các hộ gia đình, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp đăng ký và được công nhận là kinh tế trang trại.
Ý nghĩa của Thông tư:
- Rõ ràng hóa khái niệm: Thông tư giúp làm rõ khái niệm kinh tế trang trại, tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động hỗ trợ, phát triển mô hình này.
- Tạo điều kiện thuận lợi: Việc quy định rõ ràng các tiêu chí và thủ tục giúp các hộ gia đình, hợp tác xã dễ dàng tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh: Khuyến khích các hộ gia đình, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Phát triển bền vững: Góp phần vào việc phát triển nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và nâng cao đời sống nông dân.
Những điểm mới so với quy định cũ:
- Chi tiết hóa tiêu chí: Thông tư đưa ra các tiêu chí cụ thể và rõ ràng hơn so với các văn bản quy định trước đây.
- Đa dạng hóa hình thức: Thông tư mở rộng phạm vi áp dụng, bao gồm cả các hợp tác xã và doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện thuận lợi: Thông tư đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký kinh tế trang trại.
Tóm lại: Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có hiệu lực từ ngày 14/04/2020, nhằm mục tiêu quy định rõ ràng các tiêu chí để công nhận một đơn vị sản xuất nông nghiệp là kinh tế trang trại. Thông tư này sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.
2. Thuộc tính văn bản Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020:
Số hiệu: | 02/2020/TT-BNNPTNT |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Ngày ban hành: | 28/02/2020 |
Ngày công báo: | 18/03/2020 |
Người ký: | Trần Thanh Nam |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày hiệu lực: | 14/04/2020 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 có còn hiệu lực không?
Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 28/02/2020, có hiệu lực từ ngày 14/04/2020. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020:
Công văn 5488/VPCP-NN năm 2024 dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại do Văn phòng Chính phủ ban hành
Công văn 3818/VPCP-NN năm 2022 xây dựng Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại do Văn phòng Chính phủ ban hành
Nghị định 09/2019/NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước
Nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi
Quyết định 1655/QĐ-BNN-CN năm 2013 phê duyệt chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho đàn lợn cụ kỵ (GGP) nhập khẩu từ Đan Mạch thuộc Dự án Xây dựng hai mô hình trang trại nuôi heo tiên tiến theo công nghệ và giống heo Đan Mạch ở phía Bắc và phía Nam để tăng năng suất, giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh của chăn nuôi heo Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP về kinh tế trang trại do Chính phủ ban hành
5. Toàn văn nội dung Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ——- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— |
Số: 02/2020/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2020 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ KINH TẾ TRANG TRẠI
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định tiêu chí kinh tế trang trại.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định tiêu chí, chế độ báo cáo về kinh tế trang trại.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp) đáp ứng các tiêu chí kinh tế trang trại theo quy định của Thông tư này;
b) Cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Phân loại trang trại
1. Trang trại chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm. Trang trại chuyên ngành được phân loại như sau:
a) Trang trại trồng trọt;
b) Trang trại chăn nuôi;
c) Trang trại lâm nghiệp;
d) Trang trại nuôi trồng thủy sản;
đ) Trang trại sản xuất muối.
2. Trang trại tổng hợp là trang trại trong đó không có lĩnh vực sản xuất nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm.
Điều 3. Tiêu chí kinh tế trang trại
1. Đối với trang trại chuyên ngành:
a) Trồng trọt: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
b) Nuôi trồng thủy sản: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên;
c) Chăn nuôi: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô chăn nuôi trang trại theo quy định tại Điều 52
d) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất bình quân đạt từ 1,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 10,0 ha trở lên;
đ) Sản xuất muối: Giá trị sản xuất bình quân đạt 0,35 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.
2. Đối với trang trại tổng hợp: Giá trị sản xuất bình quân phải đạt từ 2,0 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích đất sản xuất từ 1,0 ha trở lên.
Điều 4. Cách tính tổng diện tích đất sản xuất, và giá trị sản xuất của trang trại
1. Tổng diện tích đất sản xuất quy định tại Điều 3 Thông tư này là tổng diện tích đất sản xuất kinh doanh của trang trại, được sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, bao gồm diện tích đất để trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối và đất để xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất của trang trại tại thời điểm kê khai.
2. Giá trị sản xuất của trang trại/năm là giá trị sản xuất của ít nhất 1 năm trang trại đạt được trong 3 năm gần nhất với năm kê khai; được tính bằng tổng giá trị sản xuất các kỳ thu hoạch hoặc khai thác trong năm.
Đối với trang trại mới thành lập chưa có sản phẩm thu hoạch, giá trị sản xuất được ước tính căn cứ vào phương án sản xuất, tình hình triển khai thực tế của trang trại.
Điều 5. Theo dõi, thống kê và chế độ báo cáo về kinh tế trang trại
1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn, phổ biến tiêu chí kinh tế trang trại cho cá nhân, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn cấp xã;
b) Triển khai theo dõi, thống kê, cập nhật các biến động về chủ trang trại, diện tích đất sản xuất, loại trang trại;
c) Lập sổ theo dõi phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chế độ báo cáo về kinh tế trang trại theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo về kinh tế trang trại trên địa bàn xã trong năm gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn);
b) Trước ngày 19 tháng 12 hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo về kinh tế trang trại trong năm trên địa bàn tỉnh gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 8, khoản 4 Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính Nhà nước.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
1. Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này; tổng hợp, báo cáo Bộ định kỳ và đột xuất.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh triển khai thực hiện Thông tư này trên địa bàn tỉnh.
3. Trách nhiệm của chủ trang trại:
a) Kê khai thông tin về trang trại theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này, gửi Ủy ban nhân dân cấp xã trước ngày 15 tháng 11 hằng năm; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai;
b) Tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn; tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ môi trường.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 4 năm 2020 và thay thế Thông tư số
2. Giấy chứng nhận kinh tế trang trại được cấp theo Thông tư số
3. Tiêu chí kinh tế trang trại quy định tại Thông tư này là căn cứ để xác định đối tượng hưởng các chính sách của Nhà nước áp dụng cho kinh tế trang trại.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân, chủ hộ gia đình sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết theo quy định./.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
(Phụ lục đính kèm file tải dưới đây)