Thông tư liên tịch số 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết
số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội
Căn cứ Luật Thi hành án dân sự;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân;
Căn cứ Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội.
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về thủ tục, chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại; tổ chức Văn phòng Thừa phát lại; kiểm sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động của Thừa phát lại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là cấp tỉnh) nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư liên tịch này được áp dụng đối với:
1. Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại;
2. Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án dân sự nơi thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại;
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.
CHƯƠNG II
THỦ TỤC THỰC HIỆN CÔNG VIỆC CỦA THỪA PHÁT LẠI
Mục 1
TỐNG ĐẠT VĂN BẢN
Điều 3. Các loại văn bản Thừa phát lại được tống đạt
Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án (trừ Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao), Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; các quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự.
Trong trường hợp cần thiết, Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568