Thông tư quy định việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DO HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT THỰC HIỆN
Căn cứ Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch quy định xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Phạm vi áp dụng:
Thông tư liên tịch này quy định hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (sau đây gọi chung là Hội đồng); phương pháp xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; hồ sơ, thủ tục và trình tự xác định mức độ khuyết tật; cấp, đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật; kinh phí thực hiện xác định mức độ khuyết tật.
2. Đối tượng áp dụng của Thông tư liên tịch này gồm:
a) Cơ quan quản lý người khuyết tật;
b) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
c) Thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật;
d) Người khuyết tật;
đ) Người đại diện hợp pháp của người khuyết tật.
Chương 2.
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
Điều 2. Hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập gồm các thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật người khuyết tật.
2. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoạt động theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Luật người khuyết tật.
3. Hội đồng có nhiệm vụ xác định dạng tật và mức độ khuyết tật; xác định lại mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.
4. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:
a) Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì các hoạt động của Hội đồng;
b) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội có trách nhiệm:
– Tiếp nhận đơn và hồ sơ;
– Hướng dẫn người khuyết tật hoàn thiện hồ sơ;
– Ghi biên bản các phiên họp của Hội đồng;
– Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng xây dựng, hoàn chỉnh và lưu giữ các văn bản của Hội đồng;
– Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
c) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã có trách nhiệm:
– Cung cấp thông tin về chuyên môn y tế liên quan đến người khuyết tật cho Hội đồng;
– Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
d) Thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham gia đánh giá mức độ khuyết tật, tham dự đầy đủ các phiên họp kết luận của Hội đồng, tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.
5. Khi thành lập, thay đổi thành viên Hội đồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra Quyết định thành lập, thay thế hoặc bổ sung thành viên của Hội đồng.
6. Hội đồng có cùng nhiệm kỳ với Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Hội đồng được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 3. Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật
1. Xác định dạng khuyết tật:
a) Xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi:
Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của trẻ khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ và sử dụng “Phiếu xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để xác định dạng khuyết tật của trẻ khuyết tật.
Thành viên Hội đồng chỉ đánh giá 03 dạng khuyết tật sau: Khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần.
b) Xác định dạng khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên:
Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của người khuyết tật, phỏng vấn người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định dạng khuyết tật cho người từ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để xác định dạng khuyết tật của người khuyết tật.
2. Xác định mức độ khuyết tật:
a) Xác định mức độ khuyết tật cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi:
Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của trẻ khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ và sử dụng “Phiếu đánh giá mức độ khuyết tật dành cho trẻ dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để đánh giá mức độ khuyết tật của trẻ khuyết tật.
b) Xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên:
Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể cũng như các hoạt động của người khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu đánh giá mức độ khuyết tật dành cho người đủ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để đánh giá mức độ khuyết tật của người khuyết tật.
Chương 3.
HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT VÀ CẤP GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT
Điều 4. Hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật
1. Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
b) Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có)
c) Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực.
2. Hồ sơ đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
b) Bản sao Giấy xác nhận mức độ khuyết tật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 5. Thủ tục và trình tự thực hiện xác định và xác định lại mức độ khuyết tật
1. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú (khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn).
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Triệu tập các thành viên, gửi
b) Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này; lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.
3. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
4. Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật thì Hội đồng cấp
Điều 6. Thủ tục và trình tự cấp Giấy xác nhận khuyết tật
1. Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết và
2. Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật: Căn cứ kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
Điều 7. Giấy xác nhận khuyết tật
1. Giấy xác nhận khuyết tật phải bảo đảm đầy đủ các nội dung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật người khuyết tật.
2. Giấy xác nhận khuyết tật được làm bằng giấy cứng, hình chữ nhật, khổ 9 cm x 12 cm, nền màu xanh nhạt, sử dụng kiểu chữ Times New Roman (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001) theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
3. Theo hướng dẫn tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn, tổ chức in phôi Giấy xác nhận khuyết tật để cấp cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
Điều 8. Đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Giấy xác nhận khuyết tật:
a) Giấy xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được;
b) Trẻ khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên.
2. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật:
a) Thay đổi dạng tật hoặc mức độ khuyết tật;
b) Mất Giấy xác nhận khuyết tật.
3. Trường hợp đã được cấp Giấy xác nhận khuyết tật nhưng theo kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra phát hiện không đúng dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật thì phải thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.