Thông tư liên tịch 20/2013/TTLT-BYT-BCT-BNNPTNT quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước do Bộ Y tế – Bộ Công thương – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 01 tháng 8 năm 2013
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ THỦ TỤC CHỈ ĐỊNH CƠ SỞ KIỂM NGHIỆM THỰC PHẨM PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
Căn cứ Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định số 1
Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Bộ trưởng Bộ Y tế – Bộ trưởng Bộ Công Thương – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư liên tịch quy định điều kiện, trình tự thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư liên tịch này quy định các điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước (sau đây gọi tắt là cơ sở kiểm nghiệm).
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư liên tịch này áp dụng đối với các cơ sở kiểm nghiệm, các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động đánh giá, chỉ định và quản lý các cơ sở kiểm nghiệm.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở kiểm nghiệm là tổ chức có tư cách pháp nhân thực hiện kiểm nghiệm các chỉ tiêu về chất lượng, an toàn thực phẩm.
2. Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm hệ thống tài liệu quản lý và kĩ thuật nhằm đảm bảo chất lượng, chính xác, minh bạch kết quả kiểm nghiệm, toàn bộ hồ sơ liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm và đảm bảo chất lượng kết quả kiểm nghiệm thực hiện tại cơ sở với phạm vi đăng ký như: nhân sự, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương pháp kiểm nghiệm.
3. So sánh liên phòng là việc đánh giá chất lượng kết quả kiểm nghiệm giữa hai hay nhiều cơ sở kiểm nghiệm do đơn vị độc lập tổ chức bằng cách so sánh kết quả kiểm nghiệm trên các mẫu đồng nhất với giá trị chung của tập hợp các kết quả có được từ các cơ sở kiểm nghiệm tham gia thử nghiệm thành thạo.
4. Thử nghiệm thành thạo là việc thực hiện các phép thử trên cùng một mẫu bởi hai hay nhiều cơ sở kiểm nghiệm theo các điều kiện định trước nhằm đánh giá khả năng thực hiện phép thử đó của cơ sở kiểm nghiệm.
5. Đánh giá cơ sở kiểm nghiệm là hoạt động xem xét sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và năng lực phân tích đáp ứng yêu cầu kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu cụ thể về chất lượng, an toàn thực phẩm.
6. Lĩnh vực đăng ký chỉ định: Bao gồm các chỉ tiêu/phép thử áp dụng đối với các nhóm thực phẩm hoặc sản phẩm thực phẩm theo phạm vi được phân công quản lý của Bộ quản lý ngành.
Điều 3. Nguyên tắc chung
Liên Bộ giao: Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế; Vụ Khoa học và Công nghệ – Bộ Công Thương; Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về kiểm nghiệm thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền) thực hiện việc tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định, kiểm tra, giám sát cơ sở kiểm nghiệm tương ứng với phạm vi quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được phân công.
Chương 2.
ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI CƠ SỞ KIỂM NGHIỆM
Điều 4. Yêu cầu về pháp nhân
Được thành lập theo quy định của pháp luật; có chức năng kiểm nghiệm thực phẩm hoặc Quyết định giao nhiệm vụ của các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 5. Yêu cầu về năng lực
Năng lực của cơ sở kiểm nghiệm đối với các chỉ tiêu đăng ký chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;
2. Có đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu kiểm nghiệm và lĩnh vực đăng ký chỉ định;
3. Có ít nhất hai (02) kiểm nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học phù hợp với lĩnh vực đăng ký chỉ định được đào tạo và có kinh nghiệm thực tế về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực từ ba (03) năm trở lên;
4. Các phương pháp thử được cập nhật và xác nhận giá trị sử dụng, năng lực phân tích/kiểm nghiệm các chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định đáp ứng quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của Bộ quản lý ngành;
5. Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đạt yêu cầu đối với ít nhất một chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định.