Thông tư liên tịch hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN VỀ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH BẰNG XE Ô TÔ VÀ CẤP BIỂN HIỆU CHO XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH
Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch; Nghị định số
Căn cứ Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư liên tịch này hướng dẫn về vận tải khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện
Xe ô tô vận tải khách du lịch, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải khách du lịch ngoài việc thực hiện các quy định của Thông tư liên tịch này còn phải đáp ứng quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Chương II
VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH BẰNG XE Ô TÔ
Điều 4. Xe ô tô vận tải khách du lịch
Có biển hiệu “XE VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” theo mẫu quy định tại Phụ lục V của Thông tư liên tịch này.
Xe ô tô vận tải khách du lịch phải bảo đảm nội thất và tiện nghi như sau:
a) Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, bình chữa cháy, dụng cụ thoáthiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe;
b) Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định tại Điểm a Khoản này còn phải trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác;
c) Xe ô tô từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan), ngoài các quy định tại Điểm b Khoản này còn phải trang bị thêm micro, ti vi, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch; có trang thiết bị hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định.
Xe ô tô vận tải khách du lịch có niên hạn sử dụng không quá 15 năm; xe ô tô chuyển đổi công năng không được hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch.
Điều 5. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
Lái xe ô tô vận tải khách du lịch:
a) Phải đáp ứng các quy định của pháp luật đối với lái xe và phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch;
b) Phải thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo quy định của Bộ Y tế.
Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được tập huấn nghiệp vụ du lịch (trừ trường hợp nhân viên phục vụ trên xe có Thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc thuyết minh viên).
Điều 6. Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch
Có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó có loại hình kinh doanh vận tải khách du lịch theo quy định.
Có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe và tài sản của khách du lịch trong quá trình vận chuyển; mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển.
Điều 7. Tập huấn nghiệp vụ du lịch
Nội dung tập huấn bao gồm: Tổng quan về du lịch Việt Nam; kiến thức lễ tân và văn hóa giao tiếp, ứng xử; tâm lý và phong tục, tập quán của khách du lịch; kiến thức tiếng Anh theo khung chương trình tập huấn nghiệp vụ quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư liên tịch này.
Thời gian tập huấn:
a) Thời gian tập huấn: Tối thiểu 05 ngày đối với người tham dự tập huấn lần đầu, tối thiểu 02 ngày đối với người tham dự tập huấn từ lần thứ 2 trở đi;
b) Giấy Chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch có thời hạn 03 năm.
Cơ quan tập huấn:
a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch cho những người đã hoàn thành chương trình tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư liên tịch này;
b) Chậm nhất sau 03 ngày, kể từ ngày hoàn thành chương trình tập huấn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) có trách nhiệm gửi Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) đến người hoàn thành chương trình tập huấn.
Điều 8. Cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch
Hồ sơ gồm có:
a) Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư liên tịch này;
b) 02 bảng kê thông tin và trang thiết bị của phương tiện quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Thông tư liên tịch này. Bảng kê theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư liên tịch này;
c) 02 bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; Giấy đăng ký xe ô tô và hợp đồng thuê phương tiện với tổ chức, cá nhân cho thuê tài chính hoặc cho thuê tài sản, hợp đồng thuê phương tiện giữa các thành viên và hợp tácxã nếu xe không thuộc sở hữu của đơn vị kinh doanh vận tải. Đối với những phương tiện mang biển số đăng ký không thuộc địa phương nơi giải quyết thủ tục hành chính thì Sở Giao thông vận tải nơi nhận hồ sơ phải lấy ý kiến xác nhận về tình trạng của xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải của Sở Giao thông vận tải địa phương nơi phương tiện mang biển số đăng ký theo quy định;
d) Cung cấp tên Trang thông tin điện tử của đơn vị kinh doanh vận tải, tên đăng nhập, mật khẩu truy cập vào thiết bị giám sát hành trình của các xe đề nghị cấp biển hiệu;
đ) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực: Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe hoặc Thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc Thẻ thuyết minh viên du lịch (đối với trường hợp nhân viên phục vụ trên xe có Thẻ hướng dẫn viên du lịch hoặc thuyết minh viên); Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
Trình tự, thủ tục cấp biển hiệu
a) Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải nơi tiếp nhận hồ sơ có văn bản (gửi kèm theo 01 bộ hồ sơ quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này) gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh để lấy ý kiến xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư liên tịch này;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) tổ chức kiểm tra phương tiện (kiểm tra tại đơn vị kinh doanh vận tải) và có văn bản trả lời theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư liên tịch này. Hết thời gian quy định trên mà không có văn bản trả lời, coi như Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) đã đồng ý cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch theo đề nghị của đơn vị kinh doanh vận tải;
d) Trong thời hạn tối đa là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) hoặc kể từ ngày hết thời gian quy định xin ý kiến, Sở Giao thông vận tải tổ chức cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch. Việc trả kết quả cấp biển hiệu được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện. Trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị kinh doanh và nêu rõ lý do.
Biển hiệu “XE VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” có giá trị theo thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh vận tải và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.
Đối với biển hiệu hết hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải đề nghị cấp lại trước khi hết hiệu lực tối thiểu 10 ngày. Thành phần hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Trong thời gian sử dụng, nếu biển hiệu bị mất hoặc hỏng không sử dụng được, đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch gửi Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư liên tịch này đến Sở Giao thông vận tải nơi đơn vị kinh doanh đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh. Thời hạn sử dụng biển hiệu cấp đổi tính theo thời hạn còn lại của biển hiệu đã bị mất hoặc hỏng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị cấp biển hiệu xe vận tải khách du lịch, Sở Giao thông vận tải tổ chức cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch. Việc trả kết quả cấp biển hiệu được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện. Trường hợp từ chối cấp phải thông báo bằng văn bản cho đơn vị kinh doanh và nêu rõ lý do.
Điều 9. Ưu tiên đối với xe ô tô có biển hiệu vận tải khách du lịch
Xe ô tô vận tải khách du lịch được phép vận tải hành khách theo hợp đồngvà được ưu tiên bố trí nơi dừng, đỗ thuận tiện để đón, tiễn khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, cảng, bến thủy nội địa, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Xe ô tô vận tải khách du lịch được phép hoạt động không hạn chế về thời gian trên tuyến đường dẫn đến các cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểmdu lịch theo hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bao gồm cả khu vực nội thành, nội thị) nhưng phải bảo đảm thực hiện theo tổ chức giao thông của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch vận chuyển hành khách trên hành trình có cự ly từ 300 kilômét trở lên phải có số lượng xe tối thiểu như sau:
a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: từ 10 xe trở lên;
b) Đối với các đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: từ 05 xe trở lên, riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: từ 03 xe trở lên.
Từ ngày 01 tháng 07 năm 2015, đối với xe ô tô có trọng tải thiết kếtừ 10 khách trở lên, trước khi thực hiện hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi, bao gồm: hành trình (điểm khởi hành, lộ trình, điểm đón, trả khách, điểm kết thúc hành trình), thời gian thực hiện hợp đồng, số lượng khách bằng văn bản hoặc qua thư điện tử (Email) hoặc Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải theo mẫu quy định tại Phụ lục VII của Thông tư liên tịch này.
Chỉ được bố trí xe dừng, đỗ đón, trả khách tại các điểm đã ghi trong hợp đồngvận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành phù hợp với quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này.
Không được đón thêm khách ngoài danh sách khách; không được đón, trả khách ngoài các điểm ghi trong hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành; không được tổ chức bán vé, xác nhận đặt chỗ cho khách đi xe dưới mọi hình thức; không được tổ chức hoạt động vận tải hành khách theo hình thức tuyến cố định.
Phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và sử dụng lái xe đủ sức khỏe theo quy địnhcủa Bộ Y tế.
Bố trí, sắp xếp cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe tham gia tập huấn nghiệp vụ du lịch theo quy định. Sử dụng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch đã được tập huấn nghiệp vụ du lịch.
Điều 11. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu đơn vị kinh doanh vận tải đã trang bị và quy định.
Khi vận tải khách du lịch phải mang theo hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của đơn vị kinh doanh du lịch); giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch; danh sách khách theo mẫu quy định tại Phụ lục X của Thông tư liên tịch này.
Thực hiện đúng hợp đồng vận tải khách du lịch hoặc hợp đồng lữ hành; bảo đảm an ninh, trật tự trên xe; chỉ được dừng, đỗ đón, trả khách tại các điểm ghi trong hợp đồng; không được đón thêm khách ngoài danh sách khách; không được đón, trả khách ngoài các điểm ghi trong hợp đồng; không được tổ chức bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức.
Hướng dẫn khách lên xe, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ khách là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em.
Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Quyền và trách nhiệm khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Quyền hạn và trách nhiệm của khách du lịch
Được yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã đăng ký.
Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
Chấp hành các quy định khi đi xe để bảo đảm an toàn, an ninh trật tự trên xe; lên, xuống xe tại các điểm dừng, đỗ đón, trả khách theo quy định.
Quyền và nghĩa vụ khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
Luật sư
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 13. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng xe ô tô trên phạm vi cả nước theo thẩm quyền.
Thống nhất in, phát hành biển hiệu xe vận tải khách du lịch.
Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Tổng cục Du lịch
Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng xe ô tô trên phạm vi cả nước theo thẩm quyền.
Kiểm tra, giám sát việc tập huấn, cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch.
Phối hợpvới Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định về kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Sở Giao thông vận tải
Quản lý hoạt động vận tải khách du lịch bằng xe ô tô trên địa bàn theo thẩm quyền.
Tham mưu cho Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt và công bố vị trí các điểm dừng, đỗ đón, trả khách du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn; phối hợp với các bến xe, nhà ga, bến cảng, sân bay trên địa bàn để bố trí vị trí dừng, đỗ đón, trả khách du lịch.
Tổ chức phân luồng giao thông bảo đảm để các xe ô tô được cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch được phép hoạt động quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này.
Mỗi năm hai lần (tháng 6 và tháng 12), gửi văn bản thống kê số lượng phương tiện đã cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) để phối hợpquản lý.
Quản lý, cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) thực hiện kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe ô tô trên địa bàn.
Điều 16. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch)
Tổ chức tập huấn và cấp Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch.
Biên soạn, phát hành tài liệu, chương trình phục vụ tập huấn nghiệp vụ du lịch cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe vận tải khách du lịch theo Khung chương trình quy định tại Phụ lục VIII của Thông tư liên tịch này.
Cung cấp vị trí các điểm du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch và phối hợpvới Sở Giao thông vận tải xác định các điểm dừng, đỗ đón trả khách du lịch tại bến xe, nhà ga, sân bay, bến cảng, bến thuyền, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
Mỗi năm 02 lần (vào tháng 6 và tháng 12), gửi văn bản thống kê số lượng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe của các đơn vị vận tải đã hoàn thành tập huấn nghiệp vụ du lịch đến Sở Giao thông vận tải đểphối hợpquản lý.
Phối hợpvới Sở Giao thông vận tải và các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải khách du lịch trên địa bàn, gửi báo cáo kết quả kiểm tra về Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng cục Du lịch Việt Nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Chế độ báo cáo
Định kỳ hàng tháng (chậm nhất ngày 10 tháng sau của tháng báo cáo) đơn vị kinh doanh vận tải phải báo cáo kết quả kinh doanh vận tải khách du lịch đến Sở Giao thông vận tải và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) theo mẫu quy định tại Phụ lục IX của Thông tư liên tịch này.
Định kỳ vào tháng 01 hàng năm, Sở Giao thông vận tải và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch)
Điều 18. Tổ chức thực hiện
Các cơ quan chức năng có thẩm quyền thuộc Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Du lịch) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục Du lịch Việt Nam chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Thông tư liên tịch này.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015.
Thông tư liên tịch số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Giao thông vận tải quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho ô tô vận chuyển khách du lịch hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực.
Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, giải quyết./.