Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện một số điều của
_____________________
Căn cứ Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2006/NĐ-CP), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định nêu trên gồm: đối tượng, tiêu chuẩn được hưởng chế độ cử tuyển; tổ chức thực hiện việc cử tuyển; tổ chức tiếp nhận sau tốt nghiệp và bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
I. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ CỬ TUYỂN
1. Đối tượng được hưởng chế độ cử tuyển
a) Đối với các đối tượng quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP:
– Vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được xác định theo các văn bản sau:
+ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
+ Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (được thực hiện đến hết năm 2008);
+
+ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn 1999 – 2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010;
Nếu trong quá trình thực hiện, danh sách các xã đặc biệt khó khăn được bổ sung, thay đổi thì thực hiện theo các Quyết định bổ sung, thay đổi của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tỷ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển của một tỉnh không vượt quá 15% chỉ tiêu cử tuyển được giao cho tỉnh đó.
c) Đối với các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP: các xã khu vực I, II, III xác định theo quy định tại Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển. Hàng năm, Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong việc xác định đối tượng cử tuyển này.
Tiêu chuẩn được hưởng chế độ cử tuyển
Biên chế Nhà nước quy định tại khoản 4 Điều 6 của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP được hiểu là biên chế hành chính và biên chế sự nghiệp Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 của Chính phủ về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp Nhà nước.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC CỬ TUYỂN
Quy trình tuyển chọn
a) Trước ngày 31 tháng 5 của năm trước năm tuyển sinh, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Giáo dục và Đào tạo (đối với cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp) hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với cử tuyển vào cao đẳng nghề và trung cấp nghề) văn bản đề xuất nhu cầu cử tuyển theo ngành, nghề, trình độ đào tạo kèm theo kế hoạch bố trí công tác sau khi tốt nghiệp để làm căn cứ giao chỉ tiêu.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư sau khi thống nhất với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (tùy theo trình độ đào tạo), Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng chỉ tiêu cử tuyển trong năm.
c) Căn cứ vào chỉ tiêu cử tuyển được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Uỷ ban Dân tộc để giao chỉ tiêu tuyển sinh theo chế độ cử tuyển cho các tỉnh trước ngày 15 tháng 7 của năm trước năm tuyển sinh, trong đó giao riêng chỉ tiêu đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.
d) Căn cứ vào văn bản giao chỉ tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng tuyển sinh theo chế độ cử tuyển để giúp Uỷ ban thực hiện công tác tuyển sinh. Tuỳ theo yêu cầu của tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có thể giao cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng tuyển sinh cấp huyện để thực hiện việc sơ tuyển tại địa bàn.
đ) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tuyển chọn người học theo chế độ cử tuyển đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình độ đào tạo theo quy định, tổ chức ký hợp đồng đào tạo với các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề (sau đây gọi là cơ sở giáo dục), bàn giao hồ sơ của người được cử tuyển cho các cơ sở giáo dục quản lý (hồ sơ của người được cử tuyển được lưu giữ tại địa phương 01 bộ và giao cho cơ sở giáo dục 01 bộ).
e) Trước ngày 31 tháng 7 của năm tuyển sinh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Danh sách học sinh cử tuyển đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xét duyệt, Danh sách các cơ sở giáo dục được Uỷ ban nhân dân tỉnh hợp đồng đào tạo.
g) Các cơ sở giáo dục tổ chức tiếp nhận người học theo chế độ cử tuyển theo hợp đồng đào tạo đã ký kết, bố trí người học vào học dự bị hoặc học chính thức; tổ chức đào tạo theo hợp đồng đã ký với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và đảm bảo yêu cầu về đào tạo của từng trình độ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Việc tổ chức học dự bị, xét tuyển vào học chính thức, tổ chức học, thi, kiểm tra, tốt nghiệp đối với người học theo chế độ cử tuyển thực hiện theo quy định tương ứng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ đăng ký học theo chế độ cử tuyển
a) Hồ sơ đăng ký học theo chế độ cử tuyển gồm:
– Đơn đăng ký học theo chế độ cử tuyển theo quy định tại Mẫu số 1 và Hướng dẫn cách ghi đơn đăng ký học theo chế độ cử tuyển kèm theo Thông tư này;
– Bản sao giấy khai sinh;
– Bản sao một trong các loại văn bằng: tốt nghiệp trung học phổ thông, tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông, tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề nếu đăng ký học cử tuyển trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học; tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, trung học cơ sở, bổ túc trung học cơ sở nếu đăng ký học cử tuyển trình độ trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Đối với những người đăng ký học ngay trong năm tốt nghiệp, sử dụng bản sao giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do hiệu trưởng nhà trường cấp, nếu trúng tuyển thì chậm nhất là đầu học kỳ II của năm học thứ nhất phải xuất trình bằng tốt nghiệp chính để nhà trường đối chiếu, kiểm tra;
– Bản sao học bạ lớp cuối cấp hoặc bản sao kết quả học tập và rèn luyện năm cuối khoá nếu đã tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề;
– Giấy chứng nhận đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi (nếu có);
– Giấy xác nhận thường trú đủ 5 năm liên tục tính đến năm tuyển sinh do công an cấp xã cấp (kèm theo bản sao hộ khẩu thường trú);
– Giấy khám sức khoẻ do trung tâm y tế cấp huyện trở lên hoặc cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;
– Các giấy tờ chứng nhận là đối tượng chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công;
– Hai ảnh chân dung (cỡ 4 x 6 cm) mới chụp trong vòng 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
– Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã hoặc phường, thị trấn;
– Một phong bì có dán tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của người đăng ký học theo chế độ cử tuyển.
b) Hồ sơ của người đăng ký học theo chế độ cử tuyển được làm thành 02 bộ và gửi cho Hội đồng tuyển sinh theo chế độ cử tuyển của tỉnh trong thời gian quy định của Hội đồng tuyển sinh tỉnh.
Khi nộp hồ sơ, người đăng ký học theo chế độ cử tuyển phải xuất trình bản chính các văn bằng, học bạ theo quy định tại điểm a khoản này để đối chiếu, kiểm tra. Cán bộ kiểm tra ghi vào bản sao các giấy tờ nói trên nội dung: “Đã đối chiếu với bản chính”, ghi rõ ngày, tháng, năm đối chiếu, ký và ghi rõ họ tên.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Nhiệm vụ của Hội đồng tuyển sinh theo chế độ cử tuyển của tỉnh
a) Căn cứ vào chỉ tiêu cử tuyển được duyệt, dự kiến phân bổ chỉ tiêu theo từng ngành nghề, trình độ đào tạo cho từng huyện, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Thông báo công khai đến các xã, phường chỉ tiêu cử tuyển, các quy định về đối tượng, tiêu chuẩn, nghĩa vụ chấp hành quy định về phân công công tác sau tốt nghiệp và việc bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo đối với người được cử tuyển không chấp hành quy định về cử tuyển trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương.
c) Thu hồ sơ và xét chọn người học theo chế độ cử tuyển theo đúng chỉ tiêu được giao, đúng đối tượng và tiêu chuẩn quy định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Kinh phí đào tạo
a) Quy định chung
Kinh phí đào tạo cho người học theo chế độ cử tuyển được cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo hàng năm của địa phương. Cụ thể:
– Người học theo chế độ cử tuyển tại cơ sở giáo dục do địa phương quản lý: Ngân sách địa phương đảm bảo 100% chi phí đào tạo theo chế độ quy định.
– Người học theo chế độ cử tuyển tại cơ sở giáo dục do Trung ương quản lý: địa phương chủ động cân đối kinh phí thực hiện trong ngân sách địa phương; các địa phương có khó khăn trong việc cân đối ngân sách năm 2008 báo cáo cụ thể gửi Bộ Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ ngoài dự toán đã giao; từ năm 2009, kinh phí hỗ trợ (nếu có) được cân đối chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước được giao hàng năm.
b) Căn cứ lập dự toán kinh phí đào tạo cử tuyển
Căn cứ vào chỉ tiêu cử tuyển đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, dự toán kinh phí thực hiện đào tạo cử tuyển được lập theo các nội dung sau:
– Học phí trả cho cơ sở đào tạo nơi cử người học theo chế độ cử tuyển đến học.
– Học bổng chính sách theo quy định của Nhà nước.
– Trợ cấp tiền ăn, ở, đi lại, mua sách vở, đồ dùng học tập, bảo hiểm y tế: Mức trợ cấp tối thiểu bằng 50% mức lương tối thiểu chung của Nhà nước. Số tháng được trợ cấp trong năm là 10 tháng. Riêng năm cuối khóa, thời gian được hưởng trợ cấp tính đến khi được công nhận tốt nghiệp, nếu số ngày của tháng cuối khóa lớn hơn ½ tháng thì làm tròn 1 tháng, nếu nhỏ hơn hoặc bằng ½ tháng thì tính ½ tháng.
c) Quy trình lập, phân bổ dự toán kinh phí đào tạo cử tuyển
– Hàng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm kế hoạch; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; căn cứ chỉ tiêu cử tuyển được giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng dự toán nhu cầu kinh phí đào tạo hệ cử tuyển tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương gửi Bộ Tài chính cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách Nhà nước năm kế hoạch.
– Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách Nhà nước của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bổ kinh phí thực hiện chế độ cử tuyển trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo địa phương theo chế độ quy định.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chuyển cho các cơ sở giáo dục kinh phí đào tạo cử tuyển theo hợp đồng đã ký. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm chi trả cho người học theo chế độ cử tuyển phần học bổng chính sách và trợ cấp tiền ăn, ở, đi lại theo quy định.
d) Thanh toán kinh phí đào tạo và học bổng đối với học sinh, sinh viên cử tuyển hiện đang học tại các cơ sở giáo dục.
– Các địa phương chủ động bố trí kinh phí trong dự toán đã giao để thực hiện chế độ cử tuyển.
– Các cơ sở giáo dục hiện đang có học sinh, sinh viên diện cử tuyển (bao gồm cả học sinh, sinh viên cử tuyển mới từ năm học 2007-2008 và học sinh, sinh viên cử tuyển đang học tại trường từ thời điểm 31/12/2007 trở về trước) tiếp tục thực hiện chi trả học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên theo mức quy định của Thủ tướng Chính phủ về học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và đảm bảo đầy đủ các quyền lợi của người học theo chế độ cử tuyển như hiện nay (chế độ về miễn học phí, chế độ bảo hiểm y tế và chỗ ở ký túc xá); đồng thời có trách nhiệm tổng hợp và gửi danh sách học sinh, sinh viên diện cử tuyển về Ủy ban nhân dân các tỉnh trước ngày 30 tháng 04 năm 2008 để làm cơ sở tính toán, xác định chi phí đào tạo cử tuyển theo các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.
– Từ 01 tháng 01 năm 2008, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chi trả kinh phí đào tạo cử tuyển (bao gồm cả học bổng chính sách, trợ cấp tiền ăn ở, đi lại và tiền học phí của người học theo chế độ cử tuyển) theo hướng dẫn tại Thông tư này trên cơ sở hợp đồng đào tạo giữa Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ sở giáo dục.
– Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạm ứng kinh phí tiếp tục chi trả học bổng chính sách và các khoản trợ cấp khác theo hướng dẫn tại Thông tư này để đảm bảo quyền lợi của người học theo chế độ cử tuyển và gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo về số kinh phí đã tạm ứng. Căn cứ số lượng đối tượng học sinh cử tuyển đã được các cơ sở giáo dục thông báo cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh có trách nhiệm hoàn trả phần kinh phí đã tạm ứng của các cơ sở giáo dục nơi có người học của địa phương đang học.
– Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyên truyền, phổ biến công khai về quy trình chi trả kinh phí đào tạo cử tuyển đảm bảo không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình học tập của người học theo chế độ cử tuyển.
– Từ các năm học tiếp theo, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền về số học sinh, sinh viên cử tuyển đang theo học vào cuối mỗi học kỳ để làm cơ sở thanh toán chi phí đào tạo, học bổng chính sách và các chi phí khác theo quy định. Đối với những trường hợp bị kỷ luật buộc thôi học và những trường hợp bỏ học, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm thông báo ngay với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phối hợp xử lý.
đ) Việc chấp hành dự toán và quyết toán
Việc chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí đào tạo cử tuyển thực hiện theo quy định hiện hành của
III. TỔ CHỨC TIẾP NHẬN SAU TỐT NGHIỆP VÀ BỒI HOÀN HỌC BỔNG, CHI PHÍ ĐÀO TẠO
Tổ chức tiếp nhận sau tốt nghiệp
a) Chậm nhất là 15 ngày sau khi người học theo chế độ cử tuyển được công nhận tốt nghiệp, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm gửi danh sách và hồ sơ (bao gồm cả bằng tốt nghiệp) của người học theo chế độ cử tuyển tốt nghiệp đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cử đi học, đồng thời gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (tùy theo trình độ đào tạo) danh sách người học theo chế độ cử tuyển tốt nghiệp để báo cáo.
b) Chậm nhất là sau một tháng kể từ ngày được công nhận tốt nghiệp, người học theo chế độ cử tuyển phải có mặt tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi đã cử đi học) để báo cáo kết thúc khóa học. Căn cứ danh sách người học theo chế độ cử tuyển tốt nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân công công tác cho người tốt nghiệp về các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước.
c) Trường hợp người học theo chế độ cử tuyển phải bồi hoàn chi phí đào tạo do không chấp hành đủ thời gian làm việc theo sự phân công công tác, cơ quan, đơn vị tiếp nhận người học theo chế độ cử tuyển về làm việc phải báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 15 ngày kể từ ngày thôi việc để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi tiền bồi hoàn.
Cách tính tiền bồi hoàn
a) Trường hợp phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2006/NĐ-CP.
b) Cách tính tiền bồi hoàn:
– Ví dụ 1: Anh Nguyễn Văn A học được 2 năm thì tự ý thôi học hoặc sau khi tốt nghiệp không chấp hành sự phân công công tác, tiền bồi hoàn Anh A phải trả gồm:
+ Học bổng chính sách Anh A đã nhận trong thời gian học theo chế độ cử tuyển.
+ Các khoản tiền hỗ trợ của nhà nước Anh A đã nhận trong thời gian học theo chế độ cử tuyển (gồm các khoản trợ cấp theo quy định tại khoản 4 mục II của Thông tư này).
+ Tiền học phí của Anh A đã được địa phương trả cho trường trong thời gian học tại trường theo chế độ cử tuyển.
– Ví dụ 2: Anh Lò Văn B thuộc trường hợp phải chấp hành nghĩa vụ làm việc theo sự điều động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là 5 năm, Anh B đã làm việc được 2 năm 6 tháng theo sự phân công, sau đó tự ý bỏ việc, số tiền bồi hoàn Anh B phải trả được tính như sau:
Số tiền phải bồi hoàn | = | 60 tháng – 30 tháng ———————— 60 tháng | x | Tổng chi phí trong thời gian học (gồm các chi phí tính theo Ví dụ 1) |
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Thông tư liên tịch số 04/2001/TTLT–BGD&ĐT-BTCCBCP-UBDT&MN ngày 26/2/2001 của Liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi về việc hướng dẫn tuyển sinh vào đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp theo chế độ cử tuyển.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Uỷ ban Dân tộc xem xét, giải quyết.