Thông tư 78/2016/TT-BQP ngày 08 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy trình xử lý vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH QUY TRÌNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định quy trình xử lý vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, quy trình xử lý vi phạm hành chính, trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực hiện xử lý vi phạm hành chính của Bộ đội Biên phòng.
Xử lý vi phạm đối với tàu cá Trung Quốc vi phạm quy định vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ thực hiện theo quy định riêng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng.
Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến vi phạm hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc xử lý
Việc xử lý vi phạm hành chính phải bảo đảm nguyên tắc quy định tại Điều 3, Điều 5, Điều 134
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo Điều ước quốc tế đó.
Chương II
QUY TRÌNH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Mục 1. THU THẬP, TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN, TÀI LIỆU VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 4. Thu thập, tiếp nhận thông tin, tài liệu về vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ có trách nhiệm thu thập thông tin, tài liệu về vụ việc có dấu hiệu vi phạm hành chính từ các nguồn sau:
a) Trên các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Thông báo của cấp trên hoặc do cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân cung cấp;
c) Trình báo, đơn thư khiếu nại, tố cáo, tố giác vi phạm pháp luật của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân;
d) Khi tiến hành hoạt động kiểm tra, kiểm soát, quản lý địa bàn;
đ) Các nguồn thông tin khác.
Tiếp nhận thông tin, tài liệu về vụ việc vi phạm hành chính
a) Trường hợp tiếp nhận đơn trình báo về vụ việc vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
b) Trường hợp tiếp nhận vụ việc vi phạm hành chính mà người trình báo trình bày trực tiếp thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng lập biên bản trình báo theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này và đề nghị người trình báo ký vào biên bản; trường hợp người trình báo không biết chữ thì yêu cầu họ Điểm chỉ vào biên bản. Người trình báo dưới 18 tuổi phải có người giám hộ.
c) Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc vi phạm hành chính qua điện thoại, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm ghi lại nội dung trình báo; yêu cầu người trình báo giữ bí mật, cung cấp số điện thoại sử dụng để liên lạc, làm việc.
d) Địa Điểm trình báo: Tại trụ sở cơ quan, đơn vị Bộ đội Biên phòng hoặc tại địa Điểm Tổ, Đội công tác Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát tại địa bàn khu vực biên giới, cửa khẩu, trên biển.