Thông tư 66/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 12/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định tại
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn thu, nộp, quản lý sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản theo Nghị định số 12/2016/NĐ-CP.
2. Đối tượng áp dụng là các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản; các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.
Điều 2. Phương pháp tính phí
1. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau:
F = [(Q1 x f1) + (Q2 x f2)] x K
Trong đó:
– F là số phí bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ;
– Q1 là số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong kỳ nộp phí (m3);
– Q2 là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (tấn hoặc m3);
– f1 là mức phí đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra: 200 đồng/m3;
– f2 là mức phí tương ứng của từng loại khoáng sản khai thác (đồng/tấn hoặc đồng/m3);
– K là hệ số tính phí theo phương pháp khai thác, trong đó:
+ Khai thác lộ thiên (bao gồm cả khai thác bằng sức nước như khai thác titan, cát, sỏi lòng sông): K = 1,05;
+ Khai thác hầm lò và các hình thức khai thác khác (khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, nước khoáng thiên nhiên và các trường hợp còn lại): K = 1.
2. Đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra trong quá trình khai thác than, không thu phí đến hết năm 2017.
3. Số lượng đất đá bốc xúc thải ra (Q1) trong kỳ nộp phí được xác định căn cứ vào tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận hoặc căn cứ theo báo cáo đánh giá tác động môi trường và các tài liệu liên quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Số phí phải nộp đối với số lượng đất đá bốc xúc thải ra phát sinh trong kỳ nộp phí căn cứ vào khối lượng đất đá bốc xúc tính trên khối lượng (tấn hoặc m3) quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ.
Ví dụ: Dự án khai thác mỏ quặng sắt tại Bắc Kạn có hệ số bóc trung bình là 0,7 m3/tấn quặng, tháng 6/2016 khai thác được 10.000 tấn quặng sắt thì số phí phải nộp đối với đất đá bốc xúc thải ra của tháng này như sau:
10.000 x 0,7 x 200 đồng/m3 = 1.400.000 đồng
Trường hợp trong tài liệu dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các tài liệu liên quan không có thông tin về số lượng đất đá bốc xúc thải ra thì việc kê khai, nộp phí căn cứ vào số lượng đất đá bốc xúc thực tế thải ra trong kỳ.
4. Số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác trong kỳ (Q2) để xác định số phí bảo vệ môi trường phải nộp là số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác thực tế trong kỳ nộp phí, không phân biệt Mục đích khai thác (để bán ngay, đem trao đổi, tiêu dùng nội bộ, dự trữ đưa vào sản xuất tiếp theo hoặc Mục đích khác) và công nghệ khai thác (thủ công, cơ giới) hoặc vùng, miền, Điều kiện khai thác (vùng núi, trung du, đồng bằng, Điều kiện khai thác khó khăn, phức tạp). Trường hợp quặng khoáng sản khai thác phải qua sàng, tuyển, phân loại, làm giàu trước khi bán ra, số lượng quặng khoáng sản nguyên khai khai thác được trong kỳ được xác định trên cơ sở
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568