Thông tư 59/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ ÁP DỤNG TẠI CẢNG, BẾN THỦY NỘI ĐỊA
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa như sau:
Điều 1. Phạm vi áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cảng vụ đường thủy nội địa, các cảng vụ hàng hải được giao hoặc ủy quyền quản lý cảng, bến thủy nội địa; các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa.
Điều 2. Đối tượng chịu phí, lệ phí và cơ quan thu phí, lệ phí
1. Các phương tiện thủy nội địa, tàu biển (sau đây gọi là phương tiện) ra, vào hoạt động tại các cảng, bến thủy nội địa (kể cả cảng, bến chuyên dùng) đã được cơ quan nhà nước công bố cấp phép hoạt động phải chịu phí, lệ phí áp dụng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 của Thông tư này.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định về phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa khác với quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Cơ quan thu phí, lệ phí là các cảng vụ đường thủy nội địa (bao gồm cả trường hợp cơ quan có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền); các cảng vụ hàng hải (bao gồm cả trường hợp cơ quan có thẩm quyền giao hoặc ủy quyền) và cơ quan được ủy quyền khác (nếu có) thực hiện nhiệm vụ quản lý cảng, bến thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Các trường hợp không chịu phí, lệ phí
Những trường hợp sau đây không phải chịu phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa:
1. Phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an sử dụng vào Mục đích quốc phòng, an ninh (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của cơ quan Hải quan đang làm nhiệm vụ (trừ các phương tiện sử dụng vào hoạt động kinh tế); phương tiện của các cơ quan thanh tra giao thông, Cảng vụ đường thủy nội địa.
2. Phương tiện tránh bão, cấp cứu.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa có trọng tải toàn phần dưới 10 tấn hoặc chở khách dưới 13 ghế.
4. Phương tiện vận chuyển phòng chống lụt bão.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568