Thông tư này quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ, chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp (sau đây gọi là nhà giáo) ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường trung cấp, trường cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ
Căn cứ Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tuần làm việc 40 giờ;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư Quy định chuẩn và chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ và nhiệm vụ, chế độ làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp (sau đây gọi là nhà giáo) ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, trường trung cấp, trường cao đẳng, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp, viên chức quản lý tham gia giảng dạy trình độ sơ cấp ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cơ quan, đơn vị, cá nhân và tổ chức khác có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất và năng lực nghề nghiệp mà nhà giáo cần đạt được nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
2. Tiêu chí là những nội dung cụ thể của chuẩn, thể hiện phẩm chất và năng lực của nhà giáo.
3. Tiêu chuẩn là những yêu cầu cụ thể của tiêu chí. Trong mỗi tiêu chuẩn có các chỉ số đánh giá.
4. Chứng chỉ kỹ năng nghề là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận trình độ kỹ năng nghề của người được cấp.
Luật sư
Chương II
QUY ĐỊNH CHUẨN VỀ CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Điều 4. Mục tiêu ban hành chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo
Làm cơ sở để xây dựng mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Giúp nhà giáo tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Làm cơ sở để đánh giá nhà giáo hàng năm, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo.
Làm cơ sở để xây dựng chế độ, chính sách đối với nhà giáo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 5. Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và lối sống
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị
a) Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Thường xuyên học tập nâng cao nhận thức chính trị;
c) Có ý thức tổ chức kỷ luật; có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy định nghề nghiệp;
d) Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Tiêu chuẩn 2: Đạo đức nghề nghiệp
a) Yêu nghề, tâm huyết với nghề; có ý thức giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín, lương tâm nhà giáo; đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp;
b) Tận tụy với công việc; thương yêu, tôn trọng người học, giúp người học khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của người học;
c) Công bằng trong giảng dạy, giáo dục; khách quan trong đánh giá năng lực của người học;
d) Thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, cơ sở, ngành; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống bệnh thành tích; phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc.
Tiêu chuẩn 3: Lối sống, tác phong
a) Có lý tưởng, có mục đích, ý chí vươn lên, có tinh thần phấn đấu liên tục với động cơ trong sáng và tư duy sáng tạo; thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh;
b) Có lối sống lành mạnh, khiêm tốn, gần gũi, chan hòa với đồng nghiệp; có thái độ ủng hộ, khuyến khích lối sống văn minh, tiến bộ và phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ;
c) Tác phong làm việc khoa học; trang phục khi thực hiện nhiệm vụ giản dị, lịch sự; có thái độ văn minh, lịch sự, đúng mực trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học, với phụ huynh người học và nhân dân; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo;
d) Xây dựng gia đình văn hoá; thực hiện nếp sống văn hoá nơi công cộng.
Điều 6. Tiêu chí 2: Năng lực chuyên môn
Tiêu chuẩn 1: Kiến thức chuyên môn
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên, chuyên ngành phù hợp với nghề giảng dạy; Có kiến thức về môn học, mô-đun liên quan và hiểu biết về thực tiễn sản xuất của nghề;
b) Có trình độ ngoại ngữ thông dụng tối thiểu Bậc 1 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin;
Tiêu chuẩn 2: Kỹ năng nghề
a) Có một trong các chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy trình độ sơ cấp sau: Chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia bậc 1 hoặc bậc thợ 3/7, 2/6 hoặc là nghệ nhân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề hoặc chứng chỉ kỹ năng thực hành nghề trình độ trung cấp nghề hoặc tương đương trở lên.
b) Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghề quy định trong chương trình mô-đun, môn học, học phần được phân công giảng dạy; biết tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ nghề được phân công giảng dạy; nắm vững kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động của nghề.
Điều 7. Tiêu chí 3: Năng lực sư phạm
Tiêu chuẩn 1: Trình độ nghiệp vụ sư phạm và thời gian tham gia giảng dạy
a) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc có chứng chỉ sư phạm dạy nghề dạy trình độ sơ cấp nghề hoặc chứng chỉ sư phạm bậc I hoặc tương đương trở lên.
b) Có thời gian tham gia giảng dạy giáo dục nghề nghiệp ít nhất 6 tháng.
Tiêu chuẩn 2: Chuẩn bị hoạt động giảng dạy
a) Lập được kế hoạch giảng dạy mô-đun, môn học, học phần được phân công trên cơ sở chương trình, kế hoạch đào tạo của cả khoá học;
b) Soạn được giáo án theo quy định, thể hiện được các hoạt động dạy và học;
c) Lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp cho các bài học của chương trình môn học, mô-đun, học phần được phân công giảng dạy;
d) Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện dạy học, trang thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu thực hành cần thiết; tự làm được các loại phương tiện dạy học thông thường.
Tiêu chuẩn 3: Thực hiện hoạt động giảng dạy
a) Tổ chức dạy học phù hợp với nghề đào tạo và với từng đối tượng người học; thực hiện đầy đủ kế hoạch giảng dạy, theo đúng chương trình, nội dung;
b) Thực hiện các giờ dạy lý thuyết/thực hành/tích hợp theo đúng giáo án, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ theo quy định;
c) Biết vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực tự học của người học;
d) Sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, trang thiết bị để nâng cao hiệu quả giảng dạy, đảm bảo chất lượng; ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy.
Tiêu chuẩn 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học
a) Lựa chọn và thiết kế được các công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học về kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp với môn học, mô-đun, học phần được phân công giảng dạy;
b) Thực hiện việc kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác, mang tính giáo dục và đúng với các quy định.
Tiêu chuẩn 5: Quản lý hồ sơ dạy học
a) Thực hiện đầy đủ các quy định về sử dụng biểu mẫu, sổ sách, hồ sơ dạy học;
b) Bảo quản, lưu trữ, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
Tiêu chuẩn 6: Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy
a) Nắm được căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu và quy trình xây dựng chương trình đào tạo trình độ sơ cấp;
b) Có khả năng tham gia biên soạn, chỉnh lý chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, chương trình bồi dưỡng nghề phù hợp với nguyên tắc xây dựng và mục tiêu của chương trình; tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy trình độ sơ cấp.
Tiêu chuẩn 7: Xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục
a) Xây dựng được kế hoạch giáo dục người học thông qua giảng dạy và qua các hoạt động khác;
b) Thực hiện việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ nghề nghiệp thông qua việc giảng dạy môn học, mô-đun, học phần theo kế hoạch đã xây dựng;
c) Vận dụng được các hiểu biết về tâm lý, giáo dục vào thực hiện hoạt động giáo dục người học ở cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
d) Đánh giá kết quả các mặt rèn luyện đạo đức của người học theo quy định một cách chính xác, công bằng và có tác dụng giáo dục.
Tiêu chuẩn 8: Quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập
a) Quản lý được các thông tin liên quan đến người học và sử dụng hiệu quả các thông tin vào giáo dục, dạy học, quản lý người học;
b) Xây dựng môi trường giáo dục, học tập lành mạnh, thuận lợi, dân chủ, hợp tác.
Tiêu chuẩn 9: Hoạt động xã hội
a) Phối hợp với gia đình người học và cộng đồng động viên, hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện của người học; góp phần huy động các nguồn lực xã hội xây dựng, phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
b) Tích cực tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài cơ sở giáo dục nghề nghiệp, góp phần xây dựng quan hệ giữa cơ sở với doanh nghiệp nhằm phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp, xây dựng phong trào học nghề lập nghiệp trong xã hội.
Điều 8. Tiêu chí 4: Năng lực phát triển nghề nghiệp
Thường xuyên dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục với đồng nghiệp; tích cực tham gia hội giảng các cấp.
Tích cực tham gia bồi dưỡng đồng nghiệp theo yêu cầu phát triển của khoa, tổ chuyên môn.
Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đồng thời thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Tích cực đổi mới phương pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của giáo dục nghề nghiệp.
Chương III
NHIỆM VỤ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA NHÀ GIÁO DẠY TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP
Điều 9. Nhiệm vụ
Công tác giảng dạy, bao gồm:
a) Chuẩn bị giảng dạy: soạn giáo án, lập đề cương bài giảng, chuẩn bị tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy mô-đun, môn học, học phần được phân công giảng dạy;
b) Giảng dạy mô-đun, môn học, học phần được phân công theo kế hoạch và quy định của chương trình;
c) Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Soạn đề thi, kiểm tra; coi thi, kiểm tra; chấm thi, kiểm tra.
Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; góp ý kiến xây dựng chương trình, nội dung mô-đun, môn học, học phần được phân công giảng dạy;
Tham gia thiết kế, xây dựng phòng học chuyên môn; thiết kế, cải tiến, tự làm đồ dùng, trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp.
Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh.
Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; thực tập tại doanh nghiệp, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
Tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.
Tham gia công tác quản lý đào tạo, quản lý học sinh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và yêu cầu của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Điều 10. Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học
Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy, giảng dạy và kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học, học phần.
Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn.
Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.
Quy mô lớp học: Lớp học lý thuyết không quá 35 học sinh. Lớp học thực hành, tích hợp không quá 18 học sinh đối với nghề bình thường; không quá 10 học sinh đối với nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định số học sinh cụ thể của lớp học, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng nghề.
Điều 11. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm
Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp là 46 tuần/năm học theo chế độ tuần làm việc 40 giờ, trong đó:
a) Thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học sinh: 42 tuần;
b) Học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; thực tập tại doanh nghiệp, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: 04 tuần.
Trường hợp nhà giáo sử dụng không hết thời gian để học tập, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy; thực tập tại doanh nghiệp, tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định thì Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy đổi thời gian còn lại chuyển sang làm công tác giảng dạy hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 6 tuần; của viên chức quản lý có tham gia giảng dạy được quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Thông tư này là 5 tuần, bao gồm: nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, trong đó:
a) Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);
b) Các chế độ nghỉ khác thực hiện theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện cụ thể của từng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp bố trí cho nhà giáo nghỉ vào thời gian thích hợp.
Điều 12. Định mức giờ giảng của nhà giáo
Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong một năm học: Từ 500 đến 580 giờ chuẩn.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng mô-đun, môn học, học phần, trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng của mỗi nhà giáo trong một năm học cho phù hợp.
Định mức giờ giảng cho viên chức quản lý đủ tiêu chuẩn, tham gia giảng dạy trong năm học được quy định như sau:
a) Giám đốc: 30 giờ/năm;
b) Phó giám đốc: 40 giờ/năm;
c) Trưởng phòng đào tạo hoặc tương đương: 60 giờ/năm;
d) Phó trưởng phòng đào tạo hoặc tương đương: 70 giờ/năm;
đ) Viên chức phòng đào tạo: 80 giờ/năm.
Điều 13. Chế độ dạy thêm giờ đối với nhà giáo
Trong năm học, nhà giáo, viên chức quản lý tham gia giảng dạy có số giờ giảng dạy vượt định mức giờ giảng quy định tại Khoản 1, 2 Điều 12 của Thông tư này thì được tính là dạy thêm giờ.
Đối với nhà giáo: Số giờ dạy thêm không vượt quá 200 giờ trong một năm học.
Đối với viên chức quản lý tham gia giảng dạy: Số giờ dạy thêm không vượt quá 1/2 định mức giờ giảng.
Cách tính trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.
Điều 14. Chế độ giảm giờ giảng đối với nhà giáo
Nhà giáo làm công tác quản lý:
a) Chủ nhiệm lớp: được giảm 15% định mức giờ giảng/1 lớp;
b) Nhà giáo phụ trách phòng học chuyên môn/xưởng: có nhân viên chuyên trách được giảm 10% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng; không có nhân viên chuyên trách được giảm 15% định mức giờ giảng/1 phòng, xưởng;
c) Không giảm trừ giờ giảng đối với viên chức quản lý quy định tại Khoản 2, Điều 11.
Nhà giáo kiêm công tác Đảng, đoàn thể:
a) Nhà giáo kiêm Bí thư Chi bộ cơ sở, kiêm Chủ tịch Công đoàn cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giảm 20-30% định mức giờ giảng; nhà giáo kiêm cấp phó các chức danh nêu trên được giảm 15-20% định mức giờ giảng;
b) Nhà giáo kiêm công tác Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn được hưởng chế độ, chính sách theo
c) Nhà giáo kiêm nhiều chức vụ được giảm tối đa không quá 45% định mức giờ giảng. Tuỳ theo quy mô của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, số lượng các thành viên trong từng tổ chức, sau khi thoả thuận với các tổ chức đoàn thể, thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp quyết định tỷ lệ giờ giảm cho các chức danh quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này.
Chế độ giảm giờ giảng khác:
a) Nhà giáo trong thời gian tập sự, thử việc được giảm 30% định mức giờ giảng;
b) Nhà giáo là nữ có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được giảm 15% định mức giờ giảng.
Điều 15. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn
Giảng dạy:
a) Giảng dạy song song nhiều lớp cùng chương trình, trình độ, từ lớp thứ 3 trở đi: 1 giờ lý thuyết được tính bằng 0,75 giờ chuẩn;
b) Thời gian thiết kế, cải tiến, tự làm các trang thiết bị giáo dục nghề nghiệp (cấp tổ môn trở lên phê duyệt) được tính quy đổi ra giờ chuẩn; Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ điều kiện cụ thể để quy định số giờ chuẩn quy đổi cho phù hợp;
c) Giảng dạy, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo khác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp: 1 giờ được tính bằng 1,5 giờ chuẩn.
Soạn đề kiểm tra, coi kiểm tra, chấm kiểm tra kết thúc mô-đun, môn học, học phần:
a) Soạn đề kiểm tra: một đề kiểm tra viết tự luận kèm theo đáp án được tính bằng 1 giờ chuẩn; một đề kiểm tra trắc nghiệm kèm theo đáp án được tính bằng 1,5 giờ chuẩn; một đề kiểm tra vấn đáp kèm theo đáp án được tính bằng 0,25 giờ chuẩn; một đề kiểm tra thực hành kèm theo đáp án được tính bằng 0,5 giờ chuẩn;
b) Coi kiểm tra: 1 giờ coi kiểm tra được tính bằng 0,3 giờ chuẩn;
c) Chấm kiểm tra: Kiểm tra viết tự luận, kiểm tra trắc nghiệm: 0,1 giờ chuẩn/bài; Kiểm tra vấn đáp: 0,2 giờ chuẩn/học sinh; Kiểm tra thực hành: 0,2 giờ chuẩn/học sinh.
Soạn đề thi, kiểm tra; coi thi, kiểm tra; chấm thi, kiểm tra kết thúc khóa học
a) Soạn đề thi, kiểm tra: một đề thi, kiểm tra viết tự luận kèm theo đáp án được tính bằng 2 giờ chuẩn; một đề thi, kiểm tra trắc nghiệm kèm theo đáp án được tính bằng 2,5 giờ chuẩn; một đề thi, kiểm tra vấn đáp kèm theo đáp án được tính bằng 0,5 giờ chuẩn; một đề thi, kiểm tra thực hành kèm theo đáp án được tính bằng 1,5 giờ chuẩn;
b) Coi thi, kiểm tra: 1 giờ coi thi, kiểm tra được tính bằng 0,5 giờ chuẩn;
c) Chấm thi, kiểm tra: Thi, kiểm tra viết tự luận, trắc nghiệm: 0,2 giờ chuẩn/bài; thi, kiểm tra vấn đáp: 0,4 giờ chuẩn/học sinh; thi, kiểm tra thực hành: 0,4 giờ chuẩn/học sinh.
Hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản xuất: 1 ngày làm việc (8 giờ) được tính bằng 2,5 – 3 giờ chuẩn tuỳ theo tính chất công việc và điều kiện làm việc cụ thể.
Một giờ luyện thi cho học sinh tham gia kỳ thi tay nghề các cấp được tính là 1,5 giờ chuẩn.
Biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy: 1 trang tác giả được tính bằng 1 giờ chuẩn đối với loại biên soạn mới, 1 trang tác giả được tính bằng 0,5 giờ chuẩn đối với loại biên soạn lại hoặc ký hợp đồng, thanh toán theo chế độ quy định hiện hành.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định việc quy đổi các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác ra giờ chuẩn để tính khối lượng giảng dạy cho từng nhà giáo.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Trách nhiệm của các bộ, ngành, Tổ chức chính trị – xã hội, Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức thực hiện đánh giá, xếp loại nhà giáo theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các quy định của Thông tư này đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý, thông báo kết quả về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Tổng cục Dạy nghề); căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng hoặc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hoá và nâng cao chất lượng nhà giáo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc quyền quản lý.
Hướng dẫn và kiểm tra các cơ sở giáo dục nghề nghiệp việc thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
Điều 17. Trách nhiệm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các quy định của Thông tư này, báo cáo kết quả cho các cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp; căn cứ kết quả đánh giá, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hoặc đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng của nhà giáo.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp căn cứ quy định tại Thông tư này tổ chức thực hiện chế độ làm việc đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 12 năm 2015.
Các quy định về chuẩn nhà giáo dạy trình độ sơ cấp nghề quy định tại Điều 4, điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 5, Điều 6, khoản 1 Điều 7 của
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn./.