Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh ba miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản
  • Biểu mẫu
  • Danh bạ
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook
    • Đặt câu hỏi
    • Yêu cầu báo giá
    • Đặt hẹn Luật sư

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Văn bản pháp luật

Thông tư số 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của Bộ Công an

  • 19/07/202419/07/2024
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    19/07/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Thông tư số 32/2017/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 19/09/2017, có hiệu lực ngày 01/01/2018; quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam và xử lý vi phạm.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Tóm tắt nội dung Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của Bộ Công an:
      • 2 2. Thuộc tính văn bản Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017:
      • 3 3. Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 có còn hiệu lực không?
      • 4 4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của Bộ Công an: 
      • 5 5. Toàn văn nội dung Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của Bộ Công an:

      1. Tóm tắt nội dung Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của Bộ Công an:

      Thông tư 32/2017/TT-BCA bỏ quy định cấm không được đem CMND, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, bằng cấp, chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận khác vào buồng tạm giam, tạm giữ.

      Ngoài ra, Thông tư này cũng bổ sung quy định người bị tạm giữ, tạm giam không được đem vào buồng tạm giam, tạm giữ:

      – Thuốc lá, thuốc lào;

      – Thuốc chữa bệnh, phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ

      Đồ vật cấm nếu đem vào sẽ bị xử lý theo các hình thức khác nhau như sau: chuyển đến cơ quan điều tra xử lý, tổ chức tiêu hủy hoặc nộp vào Kho bạc nhà nước hoặc trả lại cho người thân.

      Tóm lại: Thông tư số 32/2017/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 19/09/2017, có hiệu lực ngày 01/01/2018; quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam và xử lý vi phạm.

      2. Thuộc tính văn bản Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017:

      Số hiệu: 32/2017/TT-BCA
      Nơi ban hành: Bộ Công an
      Ngày ban hành: 19/09/2017
      Người ký: Tô Lâm
      Loại văn bản: Thông tư
      Ngày hiệu lực: 01/01/2018
      Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

      3. Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 có còn hiệu lực không?

      Thông tư số 32/2017/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 19/09/2017, có hiệu lực ngày 01/01/2018. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.

      4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của Bộ Công an: 

      Thông tư 10/2020/TT-BCA quy định về đồ vật cấm đưa vào cơ sở giam giữ phạm nhân và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành

      Nghị định 120/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật thi hành tạm giữ, tạm giam

      Nghị định 121/2017/NĐ-CP quy định xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về thi hành tạm giữ, tạm giam

      Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

      Hướng dẫn 04/HD-VKSTC công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự năm 2017 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

      Bộ luật hình sự 2015

      Bộ luật tố tụng hình sự 2015

      Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

      5. Toàn văn nội dung Thông tư 32/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của Bộ Công an:

      BỘ CÔNG AN
      ——-

      CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      —————

      Số: 32/2017/TT-BCA

      Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2017

      THÔNG TƯ

      QUY ĐỊNH DANH MỤC ĐỒ VẬT CẤM ĐƯA VÀO BUỒNG TẠM GIỮ, BUỒNG TẠM GIAM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

      Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 27 tháng 11 năm 2015;

      Căn cứ Bộ luật Hình sự ngày 21 tháng 11 năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017);

      Căn cứ Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

      Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

      Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;

      Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam và xử lý vi phạm.

      Chương I

      QUY ĐỊNH CHUNG

      Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

      Thông tư này quy định danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ buồng tạm giam và xử lý vi phạm.

      Điều 2. Đối tượng áp dụng

      Thông tư này áp dụng đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam tại các trại tạm giam, nhà tạm giữ (sau đây gọi chung là cơ sở giam giữ) trong Công an nhân dân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

      Điều 3. Giải thích từ ngữ

      Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

      Buồng tạm giữ là nơi tạm giữ người đang trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, treo biển “Buồng tạm giữ” theo quy định.

      2. Buồng tạm giam là nơi tạm giam người đang trong thời hạn tạm giam gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, được xây dựng theo mẫu thiết kế của Bộ Công an, treo biển “Buồng tạm giam”, “Buồng giam người chờ chấp hành án phạt tù”, “Buồng giam người bị kết án tử hình, “Buồng kỷ luật” theo đối tượng quản lý giam giữ.

      3. Đồ vật cấm là những đồ vật được quy định tại Điều 4 của Thông tư này, khi đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam người bị tạm giữ, người bị tạm giam có khả năng dùng để tự sát, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của bản thân hoặc người khác, gây cản trở cho công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.

      Chương II

      QUY ĐỊNH CỤ THỂ

      Điều 4. Danh mục đồ vật cấm đưa vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam

      1. Các loại vũ khí, vật liệu nổ, chất nổ, công cụ hỗ trợ.

      2. Chất gây mê, chất độc, khí độc, chất phóng xạ, hóa chất độc hại, nguy hiểm.

      3. Các chất ma túy, tiền chất ma túy, các chất gây nghiện, các chất hướng thần.

      4. Các chất cháy, chất gây cháy (xăng, dầu, cồn, bật lửa, các loại diêm…).

      5. Điện thoại di động và các thiết bị thông tin liên lạc.

      6. Thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy ghi âm, máy ghi hình, máy nghe ca nhạc, radio; những thiết bị, đồ dùng có tính năng tương tự và các thiết bị kỹ thuật, điện tử khác.

      7. Các đồ dùng bằng kim loại, sành, sứ, đá, thủy tinh, các đồ vật cung, sắc nhọn khác và các loại dây có khả năng dùng để tự sát, phá buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe, tính mạng của người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc người khác.

      8. Các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, băng đĩa có nội dung phản động, truyền đạo trái phép, đồi trụy, mê tín dị đoan; các phương tiện, công cụ dùng để đánh bạc dưới mọi hình thức.

      9. Các loại giấy, bút, mực (trừ trường hợp được sự đồng ý của cơ sở giam giữ).

      10. Rượu, bia, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lào; các loại thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh chưa được sự đồng ý của y tế cơ sở giam giữ.

      11. Tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, giấy tờ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác.

      Điều 5. Việc phát hiện, thu giữ đồ vật thuộc danh mục cấm

      1. Khi phát hiện việc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam, cán bộ có trách nhiệm tiến hành lập biên bản thu giữ, ghi lời khai người vi phạm và người làm chứng (nếu có). Trong biên bản phải xác định rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc, tình trạng và các đặc điểm khác của đồ vật cấm bị thu giữ. Những đồ vật cấm nghi là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý khác, ma túy phải niêm phong, có chữ ký của người vi phạm, người làm chứng hoặc người chứng kiến.

      2. Trường hợp không xác định được đối tượng đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì khi thu giữ phải có ít nhất 02 người bị tạm giữ, người bị tạm giam chứng kiến ký biên bản, niêm phong (nếu có) và tổ chức xác minh làm rõ để xử lý.

      3. Cán bộ sau khi lập biên bản thu giữ đồ vật cấm phải báo cáo thủ trưởng cơ sở giam giữ để xử lý và tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo an toàn.

      4. Việc thu giữ, giao nhận đồ vật cấm phải lập biên bản và vào sổ theo dõi.

      Điều 6. Xử lý vi phạm

      1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự giác giao nộp đồ vật cấm sẽ được xem xét giảm nhẹ hình thức xử lý.

      2. Những người khác có hành vi giúp sức, bao che hoặc đưa đồ vật cấm vào buồng tạm giữ, buồng tạm giam thì phải lập hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật và quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.

      3. Đối với hành vi đưa vào, tàng trữ, sử dụng đồ vật cấm trong buồng tạm giữ, buồng tạm giam có dấu hiệu tội phạm thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị và chuyển ngay hồ sơ vi phạm cho cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

      Điều 7. Xử lý đồ vật cấm

      1. Đồ vật cấm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 của Thông tư này thì lập biên bản chuyển ngay cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

      2. Đồ vật cấm quy định tại các khoản 4, 5, 6 Điều 4 của Thông tư này sau khi thu giữ phải tiến hành kiểm tra, xác minh làm rõ, lập hồ sơ trước khi tổ chức tiêu hủy; trường hợp các đồ vật cấm có các nội dung, dữ liệu liên quan đến vụ án thì chuyển giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

      3. Đồ vật cấm quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 Điều 4 của Thông tư này thì thủ trưởng cơ sở giam giữ ra quyết định và tổ chức tiêu hủy.

      4. Việc tiêu hủy đồ vật cấm phải thành lập Hội đồng, đối với trại tạm giam do Giám thị làm Chủ tịch, 01 đồng chí Phó Giám thị làm Phó Chủ tịch, Đội trưởng các đội nghiệp vụ và Bệnh xá trưởng làm Ủy viên; đối với nhà tạm giữ thì do Phó Trưởng Công an cấp huyện phụ trách nhà tạm giữ làm Chủ tịch, Trưởng hoặc Phó Trưởng nhà tạm giữ làm Phó Chủ tịch, cán bộ quản giáo, bảo vệ, y tế làm ủy viên.

      5. Đồ vật cấm quy định tại khoản 11 Điều 4 của Thông tư này sau khi thu giữ thì thủ trưởng cơ sở giam giữ có trách nhiệm gửi vào kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đóng quân và đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật; trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam tự giác giao nộp thì được gửi lưu ký hoặc giao cho thân nhân theo nguyện vọng của người giao nộp.

      Điều 8. Hồ sơ thu giữ, xử lý đồ vật cấm và xử lý vi phạm

      1. Hồ sơ thu giữ, xử lý đồ vật cấm và xử lý vi phạm bao gồm:

      – Biên bản vi phạm và thu giữ đồ vật cấm (niêm phong nếu có);

      – Biên bản ghi lời khai của người vi phạm và người làm chứng (nếu có);

      – Bản tường trình của người vi phạm;

      – Báo cáo của cán bộ thu giữ đồ vật cấm và đề nghị hình thức xử lý;

      – Báo cáo của thủ trưởng cơ sở giam giữ về việc thu giữ và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý đồ vật cấm quy định tại khoản 11, Điều 4 của Thông tư này;

      – Quyết định thu giữ đồ vật cấm;

      – Quyết định xử lý đồ vật cấm;

      – Quyết định xử lý vi phạm;

      – Biên bản xử lý đồ vật cấm (biên bản bàn giao, tiêu hủy đồ vật cấm);

      – Biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu có liên quan (nếu chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định);

      – Tài liệu khác có liên quan.

      2. Hồ sơ thu giữ, xử lý đồ vật cấm và xử lý vi phạm phải được quản lý, lưu giữ theo quy định.

      Chương III

      ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

      Điều 9. Hiệu lực thi hành

      Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư này.

      Điều 10. Trách nhiệm thi hành

      1. Các đồng chí Tổng cục trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ trưởng; Giám đốc Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ sở giam giữ trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

      2. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp) để có hướng dẫn kịp thời./.

      BỘ TRƯỞNG

      Thượng tướng Tô Lâm

      Tải văn bản tại đây

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng chống cháy nhà
      • Luật phá sản là gì? Nội dung và mục lục Luật phá sản?
      • Mẫu biên bản tiếp công dân (79/PTHA) và hướng dẫn soạn thảo chi tiết
      • Mẫu GCN người vào Đảng trong thời gian tổ chức đảng xem xét kết nạp
      • Mẫu thông báo an toàn phòng cháy chữa cháy chi tiết nhất
      • Mẫu sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp
      • Mẫu thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm
      • Mẫu thông báo về việc rút kháng cáo vụ án hành chính (34-HC) chi tiết
      • Mẫu quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
      • Mẫu quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính (11-HC) chi tiết nhất
      • Mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện hành chính
      • Mẫu thông báo tiếp tục phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu (Mục 02) chi tiết nhất
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Thuyết minh Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) hay nhất
      • Bản đồ, xã phường thuộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam)
      • Phân tích và cảm nhận về chân dung Đô-xtôi-ép-ki hay nhất
      • Cây công nghiệp lâu năm được phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long là?
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc quận Ninh Kiều (Cần Thơ)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Tịnh Biên (An Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc TP Thuận An (Bình Dương)
      • Các biện pháp chăm sóc cây trồng Công nghệ lớp 7 bài 19
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Sông Hinh (Phú Yên)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Cai Lậy (Tiền Giang)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ