Thông tư 32/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013.
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TẠI THÔNG TƯ SỐ 11/2013/TT-NHNN NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2013 CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY HỖ TRỢ NHÀ Ở THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 02/NQ-CP NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Luật Nhà ở ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013 quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 11/2013/TT-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 11/2013/TT-NHNN):
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 1 như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
a) Thông tư này quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu, Nghị quyết số 48/NQ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3 năm 2013 và Nghị quyết số 61/NQ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 02/NQ-CP;
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
b) Ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ dành một lượng vốn tối thiểu 3% tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối năm trước để cho vay các đối tượng được quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Đối tượng áp dụng:
a) Đối tượng vay vốn (sau đây gọi là khách hàng) bao gồm:
– Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng thu nhập thấp vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70 m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2;
– Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người lao động có thu nhập thấp nhưng khó khăn về nhà ở, khi mua nhà ở thương mại tại các dự án phát triển nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1.050.000.000 đồng;
– Cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động tại đô thị đã có đất ở phù hợp với quy hoạch đang khó khăn về nhà ở nhưng chưa được Nhà nước hỗ trợ dưới mọi hình thức được vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình;
– Hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội phù hợp với quy định của pháp luật để cho thuê, cho thuê mua và để bán cho các đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp (kể cả bên trong và ngoài khu công nghiệp) của tất cả các ngành, nghề thuộc các thành phần kinh tế; người lao động thuộc các thành phần kinh tế tại khu vực đô thị; sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trường dạy nghề cho công nhân (không phân biệt công lập hay ngoài công lập) và các đối tượng khác thuộc diện được giải quyết nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;
– Doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội, doanh nghiệp là chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại được chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội do Bộ Xây dựng công bố trong từng thời kỳ (sau đây gọi là doanh nghiệp).
b) Ngân hàng cho vay theo quy định tại Thông tư này (sau đây gọi là ngân hàng) bao gồm:
– Các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam; Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long;
– Các ngân hàng thương mại cổ phần khác do Ngân hàng Nhà nước chỉ định. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi Thông tư này có hiệu lực, các ngân hàng thương mại cổ phần có nhu cầu đăng ký tham gia gửi công văn đề nghị tham gia chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo mẫu tại Phụ lục số 04 đính kèm Thông tư này về Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào quy mô, phạm vi hoạt động và kinh nghiệm trong cho vay đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản của các ngân hàng để xem xét, quyết định.
c) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.”
Sửa đổi, bổ sung Điều 3 như sau:
“Điều 3. Điều kiện cho vay
Ngoài các điều kiện cho vay theo quy định của pháp luật hiện hành về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng; quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD ngày 15 tháng 05 năm 2013 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc xác định các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế Thông tư số 07/2013/TT-BXD, khách hàng phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
Đối với khách hàng cá nhân vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại:
a) Có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; hợp đồng thuê, mua nhà ở thương mại với chủ đầu tư;
b) Có mục đích vay vốn để trả khoản tiền chưa thanh toán mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dưới 15.000.000 đồng/m2đối với các hợp đồng đã ký với chủ đầu tư kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2013; hoặc có mục đích vay vốn để trả các khoản tiền chưa thanh toán với chủ đầu tư phát sinh kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2014 để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng mua bán (kể cả nhà và đất) không vượt quá 1.050.000.000 đồng;
c) Có đề nghị vay vốn để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng theo quy định tại Thông tư này;
d) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Đối với khách hàng cá nhân vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình:
a) Có mục đích vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2014 (không bao gồm chi phí thuế) để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình;
b) Có đề nghị vay vốn để xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng theo quy định tại Thông tư này;
c) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương án vay theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có phương án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội:
a) Có mục đích vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh kể từ ngày 21 tháng 8 năm 2014 (không bao gồm chi phí thuế) để thực hiện dự án đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội;
b) Có đề nghị vay vốn để đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội và cam kết khách hàng, các thành viên trong hộ gia đình của khách hàng chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng để thực hiện dự án, phương án nêu trên theo quy định tại Thông tư này;
c) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Đối với khách hàng doanh nghiệp:
a) Là doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Thông tư này;
b) Có mục đích vay vốn để trả các chi phí chưa thanh toán phát sinh kể từ ngày 07 tháng 01 năm 2013 (không bao gồm chi phí thuế) để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội theo quy định tại Thông tư này;
c) Có đề nghị vay vốn để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, dự án nhà ở thương mại chuyển đổi công năng sang dự án nhà ở xã hội và cam kết chưa được vay vốn hỗ trợ tại ngân hàng để thực hiện dự án nêu trên theo quy định tại Thông tư này;
d) Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào dự án, phương án vay theo quy định tại khoản 5 Điều này.
Mức vốn tối thiểu của khách hàng tham gia vào dự án, phương án vay:
a) Tối thiểu 20% giá trị của phương án vay đối với khách hàng quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tối thiểu 30% chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở đối với khách hàng quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tối thiểu 30% tổng mức đầu tư của phương án vay đối với khách hàng quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Tối thiểu 30% tổng mức đầu tư của dự án, phương án vay đối với khách hàng quy định tại khoản 4 Điều này.
Trường hợp khách hàng cá nhân mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, thuê, mua nhà ở thương mại chưa có hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở với chủ đầu tư nhưng đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn khác thì ngân hàng được phát hành cam kết sẽ cho vay sau khi khách hàng hoàn thành ký kết hợp đồng mua, thuê, thuê mua nhà ở với chủ đầu tư.”
Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 4 như sau:
“4. Thời gian áp dụng mức lãi suất cho vay nêu tại Điều này:
a) Tối đa 15 năm đối với khách hàng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội; thuê, mua nhà ở thương mại tính từ thời điểm khách hàng được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt quá thời điểm 01 tháng 06 năm 2031;
b) Tối đa 10 năm đối với khách hàng xây dựng mới, cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình tính từ thời điểm khách hàng được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt quá thời điểm 01 tháng 06 năm 2026;
c) Tối đa 5 năm đối với khách hàng doanh nghiệp, khách hàng hộ gia đình, cá nhân đầu tư cải tạo hoặc xây dựng mới nhà ở xã hội tính từ thời điểm khách hàng được giải ngân lần đầu tiên, nhưng không vượt quá thời điểm 01 tháng 06 năm 2021.”
Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau:
“Điều 5. Thời hạn và mức cho vay
Thời hạn cho vay do khách hàng và ngân hàng thỏa thuận nhưng thời gian được áp dụng mức lãi suất quy định tại Thông tư này không vượt quá thời gian quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
Mức cho vay tối đa đối với một khách hàng do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận đảm bảo phù hợp các quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư này và không vượt quá mức áp dụng chung trên địa bàn cả nước là 700.000.000 đồng/khách hàng đối với khách hàng vay để xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa lại nhà ở của mình.”
Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
a) Sửa đổi khoản 3 như sau:
“3. Thời hạn tái cấp vốn: trừ trường hợp thu nợ tái cấp vốn theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước quy định tại điểm d khoản 5 Điều này, thời hạn tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở từng lần là 364 ngày và tự động được gia hạn đối với dư nợ tái cấp vốn còn lại tại thời điểm đến hạn thêm 01 (một) thời gian bằng thời hạn tái cấp vốn lần đầu. Việc tự động gia hạn được thực hiện tối đa kéo dài đến ngày 01 tháng 06 năm 2031. Dư nợ còn lại của khách hàng tại ngân hàng sau ngày hết thời hạn áp dụng mức lãi suất cho vay hỗ trợ quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này được chuyển sang hình thức cho vay theo cơ chế thương mại bằng nguồn vốn của ngân hàng.”
b) Sửa đổi điểm b khoản 5 như sau:
“b) Hàng tháng, định kỳ chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo, ngân hàng gửi công văn và báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở theo mẫu tại Phụ lục số 02 đính kèm Thông tư này về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) làm cơ sở để Ngân hàng Nhà nước giải ngân hoặc thu hồi nợ tái cấp vốn;”
c) Sửa đổi điểm c (i) khoản 5 như sau:
“i) Ngân hàng có công văn đề nghị vay tái cấp vốn theo mẫu tại Phụ lục số 01 đính kèm Thông tư này, gửi kèm theo công văn và báo cáo kết quả cho vay hỗ trợ nhà ở;”
d) Sửa đổi điểm d (iv) khoản 5 như sau:
“iv) Chậm nhất đến ngày 01 tháng 06 năm 2031, ngân hàng phải hoàn trả toàn bộ nợ gốc và lãi vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước.”
Sửa đổi khoản 4 Điều 10 như sau:
“4. Sau khi thẩm định và dự kiến quyết định cho vay đối với doanh nghiệp, ngân hàng gửi công văn đăng ký cho vay đối với doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 03 đính kèm Thông tư này về Ngân hàng Nhà nước và chỉ được ký hợp đồng đối với doanh nghiệp sau khi được Ngân hàng Nhà nước thông báo còn nguồn tái cấp vốn dành cho đối tượng này.”
Bổ sung Phụ lục số 01, Phụ lục số 02, Phụ lục số 03 và Phụ lục số 04 đính kèm Thông tư này.
Điều 2. Bãi bỏ Phụ lục 01, Phụ lục 02 đính kèm Thông tư số 11/2013/TT-NHNN.
Điều 3. Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2014.
Những khoản cho vay trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được các bên tiếp tục thực hiện theo hợp đồng tín dụng đã ký. Trường hợp khách hàng vay vốn mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, thuê, mua nhà ở thương mại theo các Hợp đồng tín dụng đã ký trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành có thời hạn cho vay trên 10 năm thì được điều chỉnh thời gian áp dụng lãi suất cho vay hỗ trợ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư này.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này./.