Thông tư 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện một số điều của
ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
——————————-
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Thực hiện Nghị quyết số 74/NQ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2014;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP),
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư liên tịch này hướng dẫn thủ tục chuyển mức và hệ số đối với đối tượng đang hưởng chính sách trợ giúp xã hội; chế độ hỗ trợ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được nhận chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng; mẫu hồ sơ, kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội; nội dung và mức chi cho công tác quản lý đối tượng; thực hiện chi trả chính sách trợ giúp xã hội và trách nhiệm của các cơ quan.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức, gia đình và cá nhân sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Điều 2. Thủ tục chuyển mức và hệ số tương ứng của đối tượng quy định tại Điều 40 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
1. Thủ tục chuyển mức và hệ số trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
a) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội lập danh sách đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng trên địa bàn và hướng dẫn các đối tượng thuộc diện điều chỉnh mức và hệ số trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, bổ sung Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo mẫu quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch này;
b) Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội rà soát, xét duyệt và kết luận kèm theo danh sách những đối tượng được điều chỉnh mức và hệ số theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP;
c) Căn cứ vào biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo danh sách, Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội của đối tượng gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;
d) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
2. Người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội rà soát đối tượng đang hưởng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng từ nguồn ngân sách nhà nước trình cơ quan có thẩm quyền quyết định mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo phân cấp quản lý.
Điều 3. Chế độ hỗ trợ đối với đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại hộ gia đình theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP
1. Tiền ăn: Mức 40.000 đồng/người/ngày.
2. Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế thực hiện như sau:
a) Trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; người hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng tương ứng;
b) Đối với đối tượng không thuộc diện quy định tại Điểm a Khoản này mà không còn thân nhân được hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho đối tượng thuộc hộ nghèo.
3. Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội: Mức chi theo giá phương tiện công cộng phổ thông áp dụng tại địa phương. Trường hợp sử dụng phương tiện của cơ quan, đơn vị, chi phí tính theo số km và tiêu hao nhiên liệu thực tế; trường hợp thuê xe bên ngoài thì giá thuê xe theo hợp đồng, chứng từ, hóa đơn thực tế và phù hợp với giá trên địa bàn cùng thời điểm.
Điều 4. Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng
1. Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội được hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng như sau:
a) Chế độ dinh dưỡng phù hợp;
b) Sắp xếp nơi ở, trợ giúp sinh hoạt cá nhân;
c) Tư vấn, đánh giá tâm, sinh lý;
d) Chính sách, pháp luật liên quan;
đ) Các nghiệp vụ liên quan khác.
2. Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 5. Mẫu hồ sơ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này mẫu hồ sơ thực hiện chính sách trợ giúp xã hội như sau:
1. Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội theo các mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d và 1đ;
2. Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo Mẫu số 2;
3. Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật theo Mẫu số 3;
4. Đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo Mẫu số 4;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
5. Danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói theo Mẫu số 5a và 5b;
6. Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng theo Mẫu số 6;
7. Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 7;
8. Đơn đề nghị được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo Mẫu số 8;
9. Sơ yếu lý lịch của đối tượng theo Mẫu số 9;
10. Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội theo Mẫu số 10;
11. Bảng tổng hợp số liệu báo cáo phục vụ công tác quản lý nhà nước theo các mẫu số 11a, 11b, 11c và 11d.
Điều 6. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên
1. Kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng, kinh phí hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội theo phân cấp ngân sách của địa phương.
2. Kinh phí thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội:
a) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội công lập thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi đảm bảo xã hội;
b) Đối với cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội ngoài công lập được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách cấp tỉnh.
3. Kinh phí tuyên truyền, phổ biến chính sách, xét duyệt đối tượng, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý đối tượng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, tập huấn gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và kiểm tra, giám sát của các cơ quan thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi đảm bảo xã hội theo quy định của
4. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên được lập, phân bổ, sử dụng, quản lý và quyết toán theo quy định của
– 100% cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi.
– 50% cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%.
– Đối với các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chính sách, nếu hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp: sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương theo dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao mà vẫn còn thiếu thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.
– Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự bảo đảm.
Sở Lao động- Thương binh và Xã hội lập dự toán kinh phí tăng thêm năm 2015 do thực hiện điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội theo Nghị định số 136/2013/NĐ-CP cho đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 11 Thông tư liên tịch này, gửi Sở Tài chính xem xét, tổng hợp trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung dự toán theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Điều 7. Nội dung và mức chi cho công tác quản lý
1. Ủy ban nhân dân cấp xã
a) Chi văn phòng phẩm; in ấn biểu mẫu; mua sổ, sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý. Mức chi thanh toán theo thực tế trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chi họp Hội đồng xét duyệt trợ giúp xã hội:
– Chủ tịch Hội đồng 70.000 đồng/người/buổi;
– Thành viên tham dự 50.000 đồng/người/buổi;
– Chi nước uống cho người tham dự. Mức chi theo quy định tại
c) Chi thù lao cho cá nhân trực tiếp chi trả chế độ, chính sách trợ giúp xã hội đến đối tượng thụ hưởng (trường hợp được cấp có thẩm quyền giao dự toán kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng trong dự toán ngân sách xã) thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều này;
d) Chi thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách trợ giúp xã hội đến người dân. Nội dung và mức chi theo Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.