Thông tư 28/2012/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng số
Căn cứ Pháp lệnh ngoại hối số
Căn cứ
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư quy định về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và công ty tài chính.
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi thành ngân hàng hợp tác xã thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định đối với ngân hàng hợp tác xã.
4. Các tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng nước ngoài trong trường hợp đồng bảo lãnh), cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.
2. Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
3. Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh.
4. Bên nhận bảo lãnh là tổ chức, cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.
5. Bảo lãnh đối ứng là bảo lãnh ngân hàng, theo đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bên bảo lãnh đối ứng) cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng.
6. Xác nhận bảo lãnh là bảo lãnh ngân hàng, theo đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bên xác nhận bảo lãnh) cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo cam kết xác nhận bảo lãnh.
7. Đồng bảo lãnh là việc hợp vốn để bảo lãnh của:
a) Từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh; hoặc
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cùng tổ chức tín dụng nước ngoài bảo lãnh cho nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.
8. Hợp đồng cấp bảo lãnh là
9. Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh theo một trong các hình thức sau:
a) Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;
b) Hợp đồng bảo lãnh là
c) Hình thức cam kết khác do các bên tự thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
10. Bảo lãnh vay vốn là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ trả nợ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ trả nợ vay.
11. Bảo lãnh thanh toán là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
12. Bảo lãnh dự thầu là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh (bên mời thầu) để bảo đảm nghĩa vụ tham gia dự thầu của bên được bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm quy định dự thầu mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính tham gia dự thầu thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
13. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng bị phạt hoặc phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
14. Bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm việc bên được bảo lãnh thực hiện đúng các thỏa thuận về chất lượng của sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm thỏa thuận về chất lượng sản phẩm và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
15. Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước là cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của bên được bảo lãnh theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp bên được bảo lãnh phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì bên bảo lãnh sẽ thực hiện thay.
16. Các loại bảo lãnh khác là các loại bảo lãnh pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo đề nghị của bên được bảo lãnh ngoài các loại bảo lãnh quy định tại khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14 và khoản 15 Điều này.
Điều 4. Quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh ngân hàng
1. Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho tổ chức, cá nhân là người cư trú đối với nghĩa vụ bảo lãnh phát sinh từ giao dịch hợp pháp bằng ngoại tệ.
Điều 5. Những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp
1. Những trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh: Thực hiện theo quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng.
2. Những trường hợp hạn chế bảo lãnh: Thực hiện theo quy định tại Điều 127 Luật các tổ chức tín dụng.
3. Khi phát hành bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng tại Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng.
Điều 6. Xác định số dư bảo lãnh trong thực hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng
1. Số dư bảo lãnh đối với bên được bảo lãnh và người có liên quan là tổng số dư các cam kết bảo lãnh phát hành theo quy định tại khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15 và khoản 16 Điều 3 Thông tư này và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cho bên được bảo lãnh và người có liên quan.
2. Khi xác định số dư bảo lãnh để thực hiện quy định về giới hạn cấp tín dụng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được:
a) Loại trừ số dư bảo lãnh trong các trường hợp sau đây:
– Phát hành bảo lãnh cho bên được bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác;
– Phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác;
– Phát hành bảo lãnh trên cơ sở thư tín dụng dự phòng được phát hành bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác;
– Phát hành xác nhận bảo lãnh theo đề nghị của bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác nếu các bên liên quan thỏa thuận (bằng văn bản) về việc bên xác nhận bảo lãnh được quyền hạch toán ghi nợ và yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh trả thay cho bên được bảo lãnh khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
b) Loại trừ số dư bảo lãnh và số dư cam kết phát hành dưới các hình thức tín dụng chứng từ có tài sản bảo đảm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ; vàng; trái phiếu Chính phủ của bên được bảo lãnh và/hoặc người thứ ba.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm này, trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó, nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 7. Sử dụng ngôn ngữ
1. Các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh được lập bằng tiếng Việt.
2. Trong trường hợp cần sử dụng tiếng nước ngoài, các bên liên quan được thỏa thuận sử dụng thêm tiếng nước ngoài trong các văn bản liên quan đến giao dịch bảo lãnh. Trường hợp có sự khác nhau về cách hiểu giữa văn bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì văn bản tiếng Việt là căn cứ pháp lý.
Điều 8. Áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp
1. Bên bảo lãnh, bên được bảo lãnh và các bên liên quan được thỏa thuận việc áp dụng:
a) Tập quán thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế ban hành;
b) Tập quán thương mại khác không trái với pháp luật của Việt Nam.
2. Các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng, tòa án hoặc trọng tài nước ngoài để giải quyết tranh chấp phát sinh đối với giao dịch bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568