Thông tư 24/2014/TT-BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo.
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 21/2012/TT-BLĐTBXH NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, RÀ SOÁT HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO HÀNG NĂM
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội,
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm
1. Khoản 1, Điều 2, Chương I được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Tiêu chí: thực hiện theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015, cụ thể:
a) Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.
b) Hộ mới thoát nghèo là hộ nghèo, qua điều tra, rà soát hàng năm có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật, bao gồm:
+ Hộ mới thoát nghèo nhưng có mức thu nhập thuộc đối tượng hộ cận nghèo;
+ Hộ mới thoát nghèo có thu nhập cao hơn chuẩn hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật.
c) Hộ tái nghèo là những hộ trước đây thuộc hộ nghèo, đã thoát nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.
d) Hộ nghèo mới phát sinh là những hộ trước đây không thuộc hộ nghèo, nhưng do những yếu tố rủi ro dẫn đến mức thu nhập bình quân đầu người/tháng tại thời điểm điều tra, rà soát bằng hoặc thấp hơn chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.
đ) Hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo là hộ nghèo, có ít nhất một thành viên trong hộ còn khả năng lao động.
e) Hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội là hộ nghèo nhưng không còn thành viên nào trong hộ có khả năng lao động.”
2. Mục a, Khoản 2, Điều 4, Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Những điểm cần lưu ý:
– Chỉ tính thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua;
– Không tính khoản trợ cấp an sinh xã hội từ ngân sách nhà nước vào thu nhập của hộ gia đình (như trợ cấp xã hội cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo các quy định của pháp luật; trợ cấp tiền điện; trợ cấp khó khăn đột xuất…).”
3. Một số nội dung tại Phụ lục 7 (Phiếu C) được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Cột 7, Mục 7 về thông tin các thành viên của hộ được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Đối tượng thuộc chính sách người có công”
b) Cột 8, Mục 8 về thông tin các thành viên của hộ được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Đối tượng thuộc chính sách bảo trợ xã hội”
c) Nội dung mã quy định tại Cột 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Đối tượng bảo trợ xã hội theo các quy định của pháp luật”.
4. Khoản 5, Điều 4, Chương II được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Phân loại các đối tượng hộ nghèo như sau:
a) Hộ mới thoát nghèo, hộ tái nghèo, hộ nghèo mới.
b) Hộ nghèo thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội.
c) Hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách người có công; hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách bảo trợ xã hội.”
5. Mục c, Khoản 1, Điều 5, Chương III được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Công nhận đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.”
6. Điều 6, Chương III được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Thời điểm điều tra và chế độ báo cáo
1. Thời điểm tổ chức điều tra: Tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện từ ngày 01 tháng 09 hàng năm.
2. Đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất trong năm do các yếu tố như tai nạn, rủi ro, ốm đau bệnh tật… cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo để có thể tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, thực hiện theo quy trình sau:
a) Hộ gia đình có phát sinh khó khăn trong năm có giấy đề nghị trưởng thôn xác nhận và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, xử lý (theo Mẫu số 1).
b) Ủy ban nhân dân cấp xã giao Ban giảm nghèo xã tổ chức thẩm định đề nghị của các hộ gia đình theo đúng các trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư số 21/2012/TT-BLĐTBXH và Thông tư này (bao gồm nhận dạng nhanh đặc điểm hộ gia đình, điều tra thu nhập, tổ chức bình xét tại cộng đồng dân cư); tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo phát sinh, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568