Thông tư 220/2016/TT-BQP quy định hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của Quân đội.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN, KỸ THUẬT KHI THỰC HIỆN NGHĨA VỤ QUÂN SỰ ĐƯỢC ƯU TIÊN SỬ DỤNG VÀO VỊ TRÍ CÔNG TÁC PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CỦA QUÂN ĐỘI
Căn cứ Luật nghĩa vụ quân sự ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của Quân đội.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi thực hiện nghĩa vụ quân sự được ưu tiên sử dụng vào vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của Quân đội; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật được đào tạo trước khi thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ; cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.
Điều 3. Ngành, nghề chuyên môn, kỹ thuật được ưu tiên sử dụng
1. Trình độ cao đẳng, đại học:
a) Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; An ninh, an toàn mạng;
b) Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật hình sự và tố tụng hình sự; Luật kinh tế; Luật quốc tế;
c) Khoa học môi trường; Khí tượng học; Thủy văn; Hải dương học;
d) Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài: Anh; Pháp; Nga; Đức; Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á;
đ) Ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam;
e) Công nghệ điện ảnh – truyền hình; Bảo tàng; Quay phim; Thiết kế âm thanh – ánh sáng; Múa; Thanh nhạc; Nhạc cụ; Nhiếp ảnh;
g) Văn thư – Lưu trữ;
h) Thể dục thể thao;
i) Tài chính; Kế toán;
k) Chế biến lương thực, thực phẩm;
l) Y đa khoa; Y học dự phòng; Y học cổ truyền; Kỹ thuật hình ảnh; Xét nghiệm; Dược học; Hóa dược; Điều dưỡng, Răng – Hàm – Mặt;
m) Xây dựng; Kiến trúc; Cơ khí; Điện, Điện tử và Viễn thông; Hóa học, Trắc địa; Vật liệu;
n) Phòng cháy chữa cháy.
2. Trình độ trung cấp:
a) Truyền thông và mạng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần cứng máy tính; Công nghệ kỹ thuật phần mềm máy tính; Kỹ thuật lắp ráp, sửa chữa máy tính; Quản trị hệ thống; Quản trị mạng máy tính; Tin học ứng dụng;
b) Trắc địa; Khí tượng;
c) Công nghệ điện ảnh – truyền hình; Bảo tàng; Quay phim; Thiết kế âm thanh – ánh sáng; Múa; Thanh nhạc; Nhạc cụ; Nhiếp ảnh; Văn hóa, văn nghệ quần chúng;
d) Ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam;
đ) Thông tin – Thư viện; Văn thư – Lưu trữ; Bảo tàng;
e) Thể dục thể thao;
g) Chế biến lương thực, thực phẩm;
h) Y sĩ đa khoa; Y học cổ truyền; Kỹ thuật hình ảnh; Xét nghiệm; Dược học; Điều dưỡng;
i) Xây dựng; Kiến trúc; Cơ khí; Điện, Điện tử và Viễn thông; Hóa học; Trắc địa; Vật liệu;
k) Phòng cháy chữa cháy;
l) Tài chính; Kế toán hành chính sự nghiệp; Kế toán lao động tiền lương và bảo trợ xã hội;
m) Kiểm soát không lưu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568