Thông tư 188/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện...
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SÁT HẠCH LÁI XE; LỆ PHÍ CẤP BẰNG, CHỨNG CHỈ HOẠT ĐỘNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN VÀ LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ, CẤP BIỂN XE MÁY CHUYÊN DÙNG
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện (lệ phí cấp giấy phép lái xe) và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng.
2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nộp phí, lệ phí; tổ chức thu phí, lệ phí; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thu, nộp phí, lệ phí; không áp dụng đối với sát hạch lái xe và lệ phí cấp giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Điều 2. Tổ chức thu và người nộp phí, lệ phí
1. Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi nộp hồ sơ đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ phục vụ các công việc quy định thu phí, lệ phí sau đây:
a) Cấp giấy đăng ký và biển xe máy chuyên dùng.
b) Cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
c) Sát hạch để được cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
2. Tổ chức thu phí, lệ phí bao gồm Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 3. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp giấy phép lái xe và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư này.
Luật sư
Điều 4. Kê khai, thu, nộp phí, lệ phí
Định kỳ chậm nhất là ngày thứ 2 hàng tuần, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu được trong tuần trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 và khoản 2 Điều 26
Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện nộp số tiền phí thu được theo tỷ lệ quy định tại Điều 5 Thông tư này và 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước (tổ chức thu phí, lệ phí thuộc Trung ương quản lý thì nộp vào ngân sách trung ương; tổ chức thu phí, lệ phí thuộc địa phương quản lý thì nộp vào ngân sách địa phương) theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.
Điều 5. Quản lý và sử dụng phí
Phí sát hạch lái xe là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước, được quản lý và sử dụng như sau:
a) Trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí: Tổ chức thu phí có số thu từ phí sát hạch năm trước dưới 15 tỷ đồng/năm (sau đây gọi tắt là tổ chức thu phí loại A) được trích để lại 20% trên tổng số tiền phí sát hạch thực thu được; tổ chức thu phí có số thu từ phí sát hạch năm trước từ 15 tỷ đồng/năm trở lên (sau đây gọi tắt là tổ chức thu phí loại B) được trích để lại 15% trên tổng số tiền phí sát hạch thực thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí. Số tiền được trích để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5
b) Chi trả tiền thuê cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra chấm điểm, lưu giữ hồ sơ sát hạch, nhiên liệu của các trung tâm sát hạch cấp giấy phép lái xe theo quy định sau:
– Đối với trung tâm sát hạch loại 1 (sát hạch lái xe tất cả các hạng) và trung tâm sát hạch loại 2 (sát hạch lái xe đến hạng C)
+ Trường hợp trung tâm sát hạch không do ngân sách nhà nước đầu tư: Tổ chức thu phí được sử dụng không quá 80% tổng số tiền phí thực thu được để chi trả cho trung tâm sát hạch cấp giấy phép lái xe.
+ Trường hợp trung tâm sát hạch do ngân sách nhà nước đầu tư một phần, một phần vay vốn đầu tư: Tổ chức thu phí được sử dụng không quá 80% tổng số tiền phí thực thu được để chi trả cho trung tâm trong thời gian phải hoàn trả vốn và lãi vay theo khế ước vay hoặc do cơ quan có thẩm quyền (Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải) xác định. Sau khi đã hoàn trả đủ vốn và lãi vay đầu tư, tổ chức thu phí được sử dụng không quá 40% tổng số tiền phí thực thu được để chi trả cho trung tâm (để trung tâm trang trải chi phí như: duy trì cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra chấm điểm, lưu giữ hồ sơ sát hạch, nhiên liệu).
+ Trường hợp trung tâm sát hạch do ngân sách nhà nước đầu tư toàn bộ: Tổ chức thu phí được sử dụng không quá 40% tổng số tiền phí thực thu được để chi trả cho trung tâm (để trung tâm trang trải chi phí như: duy trì cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra chấm điểm, lưu giữ hồ sơ sát hạch, nhiên liệu).
– Đối với trung tâm sát hạch loại 3 (sát hạch lái xe đến hạng A4): Tổ chức thu phí được sử dụng không quá 60% tổng số tiền phí thực thu được để chi trả cho trung tâm (để trung tâm trang trải chi phí như: duy trì cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra chấm điểm, lưu giữ hồ sơ sát hạch, nhiên liệu).
c) Nộp ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
c.1) Đối với trung tâm sát hạch loại 1 và loại 2:
– Tổ chức thu phí loại A phải nộp ngân sách nhà nước với mức tối thiểu đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp thuê trung tâm sát hạch không do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc trung tâm sát hạch do ngân sách nhà nước đầu tư một phần, một phần vay vốn đầu tư (trong thời gian hoàn trả vốn vay và lãi vay) với số tiền thuê thấp hơn mức 80% tổng số tiền phí thực thu được thì tổ chức thu phí phải nộp số tiền chênh lệch vào ngân sách nhà nước.
Số tiền phải nộp ngân sách nhà nước = 80% tổng số tiền phí thu được – số tiền thuê trung tâm sát hạch.
Ví dụ 1: Sở Giao thông vận tải Hà Nội thực hiện sát hạch cấp giấy phép lái xe có số tiền thu phí sát hạch hàng năm là 10 tỷ đồng (tổ chức thu phí loại A). Sở Giao thông vận tải thuê trung tâm sát hạch của Doanh nghiệp X (trung tâm được đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước) với mức tiền thuê bằng 60% tổng số tiền phí thu được. Sở Giao thông vận tải phải nộp 20% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Số tiền phải nộp ngân sách nhà nước = 10 tỷ đồng (tổng số tiền phí thu được) – 2 tỷ đồng (số tiền được trích để lại) – 6 tỷ đồng (trả tiền thuê trung tâm sát hạch) = 2 tỷ đồng.
+ Trường hợp thuê trung tâm sát hạch do ngân sách nhà nước đầu tư một phần, một phần vay (sau khi đã hoàn trả vốn và lãi vay) hoặc trung tâm sát hạch do ngân sách nhà nước đầu tư toàn bộ, tổ chức thu phí phải nộp tối thiểu 40% tổng số tiền phí thực thu được vào ngân sách nhà nước.
Số tiền phải nộp ngân sách nhà nước = Tổng số tiền phí thực thu được (100%) – Số tiền được trích để lại (20%) – Số tiền thuê trung tâm sát hạch (tối đa là 40%).
Ví dụ 2: Cũng với giả thiết ở ví dụ 1 nêu trên, trường hợp Sở Giao thông vận tải Hà Nội thuê trung tâm sát hạch của cơ quan nhà nước (thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng- trung tâm do ngân sách nhà nước đầu tư toàn bộ) hoặc trung tâm của Đơn vị sự nghiệp Y (trung tâm sát hạch do ngân sách nhà nước đầu tư một phần, một phần vay sau khi đã hoàn trả vốn và lãi vay) với mức tiền thuê bằng 30% số tiền phí thu được. Sở Giao thông vận tải phải nộp 50% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước.
Số tiền phải nộp ngân sách nhà nước = 10 tỷ đồng (tổng số tiền phí thu được) – 2 tỷ đồng (số tiền được trích để lại) – 3 tỷ đồng (trả tiền thuê trung tâm sát hạch) = 5 tỷ đồng.
– Tổ chức thu phí loại B phải nộp ngân sách nhà nước với mức tối thiểu đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
+ Trường hợp thuê trung tâm sát hạch không do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc trung tâm sát hạch do ngân sách nhà nước đầu tư một phần, một phần vay vốn đầu tư (trong thời gian hoàn trả vốn vay và lãi vay), tổ chức thu phí phải nộp tối thiểu 5% tổng số tiền phí thực thu được vào ngân sách nhà nước.
Số tiền phải nộp ngân sách nhà nước = Tổng số tiền phí thu được (100%) – Số tiền được trích để lại (15%) – Số tiền thuê trung tâm sát hạch (tối đa 80%).
+ Trường hợp thuê trung tâm sát hạch do ngân sách nhà nước đầu tư một phần, một phần vay (sau khi đã hoàn trả vốn và lãi vay) và trung tâm sát hạch do ngân sách nhà nước đầu tư toàn bộ, tổ chức thu phí phải nộp tối thiểu 45% số tổng tiền phí thực thu được vào ngân sách nhà nước.
Số tiền phải nộp ngân sách nhà nước = Tổng số tiền phí thu được (100%) – Số tiền được trích để lại (15%) – Số tiền thuê trung tâm sát hạch (tối đa 40%).
Cách tính cụ thể số tiền phí phải nộp ngân sách nhà nước tương tự như ở ví dụ 1 và ví dụ 2 nêu trên.
c.2) Đối với trung tâm sát hạch loại 3: Tổ chức thu phí loại A phải nộp 20% tổng số tiền phí thực thu được vào ngân sách nhà nước; tổ chức thu phí loại B phải nộp 25% tổng số tiền phí thực thu được vào ngân sách nhà nước.
Tại những địa phương còn khó khăn về điều kiện vật chất, chưa xây dựng được trung tâm sát hạch đủ điều kiện vật chất nhưng vẫn được Bộ Giao thông vận tải cho phép sát hạch lái xe mô tô tại các trung tâm, bãi sát hạch cũ thì việc quản lý và sử dụng tiền phí sát hạch lái xe mô tô thu được như sau:
a) Tổ chức thu phí được để lại 30% trên tổng số tiền phí thực thu được để trang trải chi phí cung cấp dịch vụ, thu phí. Số tiền được trích để lại được quản lý và sử dụng theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
b) Chi trả tiền thuê cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị kiểm tra chấm điểm, lưu giữ hồ sơ sát hạch, nhiên liệu của các trung tâm, bãi sát hạch này không quá 10% trên tổng số tiền phí thực thu được.
c) Nộp ngân sách nhà nước tối thiểu 60% trên tổng số tiền phí thực thu được.
Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này áp dụng trong trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí.
Trường hợp tổ chức thu phí không thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí thu được thì phải nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước. Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động sát hạch, thu phí do ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán của tổ chức thu theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 và thay thế các Thông tư sau:
a) Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Thông tư số 73/2012/TT-BTC ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 76/2004/TT-BTC ngày 29 tháng 7 năm 2004.
b) Thông tư số 23/2013/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe cơ giới đường bộ
Các nội dung khác liên quan đến thu, nộp, quản lý, sử dụng, chứng từ thu, công khai chế độ thu phí, lệ phí không đề cập tại Thông tư này được thực hiện theo quy định tại Luật phí và lệ phí; Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí;
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung phù hợp./.