Thông tư 184/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012 Hướng dẫn một số nội dung của quy chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
THÔNG TƯ Hướng dẫn một số nội dung của quy chế quản lý và sử dụng quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ __________________________________ Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính; Căn cứ Nghị định số Căn cứ Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu; Căn cứ Căn cứ Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp; Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng 1. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế quản lý Quỹ). 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này là Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (trong một số trường hợp tại Thông tư này được gọi là Quỹ), các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 2 Quy chế quản lý Quỹ. Điều 2. Nguồn thu của Quỹ Nguồn thu của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý Quỹ và một số nội dung quy định cụ thể như sau: 1. Nguồn thu từ các hình thức sắp xếp chuyển đổi khác quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế quản lý Quỹ xác định theo quy định của pháp luật đối với từng hình thức chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bao gồm cả tiền thu từ thanh lý nhượng bán tài sản, thu hồi công nợ sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến hoạt động sắp xếp, chi phí giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư, chi thanh toán công nợ (nếu còn). Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt hình thức sắp xếp chuyển đổi khác đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (sau đây gọi tắt là SCIC) để theo dõi, tổng hợp các khoản thu này trong phạm vi 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định. 2. Các khoản thu khác theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Quy chế quản lý Quỹ gồm: a) Khoản tiền phạt chậm nộp theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Quy chế quản lý Quỹ. b) Khoản viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho công tác sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (nếu có). c) Ngân sách nhà nước bổ sung (nếu có). d) Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có). 3. SCIC thực hiện theo dõi, hạch toán, tổng hợp kịp thời, đầy đủ các nguồn thu về Quỹ khi có phát sinh và tổng hợp báo cáo quyết toán Quỹ hàng năm theo quy đinh tại khoản 2 Điều 26 và Điều 34 Quy chế quản lý Quỹ. Điều 3. Xác định khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ của các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước đã được chủ sở hữu phê duyệt 1. Nguyên tắc xác định Việc xác định khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ của các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước đã được chủ sở hữu phê duyệt (không bao gồm các công ty con là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ mà Nhà nước sở hữu 100% vốn đầu tư toàn bộ vốn điều lệ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con) quy định tại khoản 5 Điều 3 Quy chế quản lý Quỹ được thực hiện trên các nguyên tắc sau: a) Tập trung nguồn thu để quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. b) Việc điều chuyển nguồn thu này về Quỹ không gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện các nhiệm vụ đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt giao cho doanh nghiệp thực hiện. 2. Phương thức xác định Khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ của các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước đã được chủ sở hữu phê duyệt quy định tại khoản 5 điều 3 Quy chế quản lý Quỹ được xác định như sau:
Trong đó: a) Nguồn vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính năm được xác định bao gồm: Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu – tài khoản 411, Quỹ đầu tư phát triển – tài khoản 414 và Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản – tài khoản 441 quy định tại b) Việc tính toán xác định chỉ tiêu nguồn vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính năm nêu trên được căn cứ trên cơ sở báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán và doanh nghiệp đã thực hiện phân phối lợi nhuận sau thuế theo đúng chế độ quy định. c) Báo cáo tài chính năm làm cơ sở tính toán nêu trên là báo cáo tài chính của doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước được lập theo chế độ quy định, không sử dụng báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo tài chính tổng hợp để tính toán. Trường hợp doanh nghiệp đã có kết luận kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan liên quan ảnh hưởng đến báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo giải trình cụ thể các yếu tố tác động khi tính toán theo hướng dẫn trên. d) Vốn thực hiện các nhiệm vụ được chủ sở hữu phê duyệt bổ sung nhưng chưa quyết định điều chỉnh vốn điều lệ được xác định căn cứ vào tổng mức vốn đầu tư của chủ sở hữu tại các dự án đầu tư thuộc ngành nghề kinh doanh chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt giao cho doanh nghiệp thực hiện tính đến thời điểm tính toán, xác định nhưng chưa điều chỉnh bổ sung vốn điều lệ. 3. Trình tự, thủ tục a) Trong thời hạn lập kế hoạch ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ tổng hợp, xây dựng kế hoạch thu, chi Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp (trong đó có việc tính toán xác định số phải nộp về Quỹ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này) gửi Bộ Tài chính, cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (Bộ quản lý ngành kinh doanh chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). b) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ quản lý ngành kinh doanh chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, rà soát, xác định số phải nộp về Quỹ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này. c) Căn cứ kết quả kiểm tra, rà soát, xác định số phải nộp về Quỹ quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này và kế hoạch thu, chi Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp do SCIC báo cáo theo quy định tại khoản 7 Điều 34 Quy chế quản lý Quỹ, Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. d) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến số phải nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này, trong phạm vi 05 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban quản lý điều hành tại các doanh nghiệp có trách nhiệm chuyển tiền về tài khoản của Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Sau thời hạn này, nếu phát sinh số tiền chậm nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu nộp lãi phạt chậm nộp và chế tài xử lý theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Quy chế quản lý Quỹ. >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568 |