Thông tư 16/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số Điều của
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi Điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách; xây dựng Quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây viết tắt là Ban QLDA chuyên ngành, khu vực). Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài đã có thỏa thuận về hình thức quản lý dự án thì việc tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo thỏa thuận với nhà tài trợ.
2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng đối với người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 của
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước căn cứ quy định của Luật Xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2015/NĐ-CP) và Thông tư này để tiếp tục hướng dẫn tổ chức thực hiện đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý trong trường hợp cần thiết.
4. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn khác căn cứ quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này để vận dụng, tổ chức quản lý dự án phù hợp với Điều kiện cụ thể của mình.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Đơn vị thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: là doanh nghiệp hoạt động theo
2. Giám đốc quản lý dự án: là chức danh chuyên môn do Giám đốc Ban quản lý dự án bổ nhiệm, miễn nhiệm để trực tiếp quản lý Điều hành đối với một hoặc một số dự án cụ thể được phân công.
3. Người quyết định thành lập Ban quản lý dự án: là người có thẩm quyền thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định tại Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng.
4. Ủy thác quản lý dự án: là việc người quyết định đầu tư chấp thuận để chủ đầu tư giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực nơi có dự án thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án, bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư theo thỏa thuận hợp đồng được ký kết.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực
Việc tổ chức lại hoạt động, thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Luật Xây dựng phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển của Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, kế hoạch đầu tư công trung hạn, chủ trương đầu tư và yêu cầu về tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
2. Đáp ứng các Điều kiện thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực quy định tại Khoản 2 Điều 62 và Khoản 1 Điều 63 của Luật Xây dựng.
3. Không làm gián đoạn tiến độ thực hiện dự án, không làm tăng thêm biên chế Ban quản lý dự án khi được sắp xếp, tổ chức lại hoạt động để thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực. Cán bộ, viên chức trong biên chế Ban QLDA chuyên ngành, khu vực không kiêm nhiệm các chức danh, nhiệm vụ công tác khác ngoài nhiệm vụ quản lý dự án được giao.
4. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động trên cơ sở sử dụng kinh phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có). Đối với các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được giao quản lý các dự án tại địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, dự án quy mô nhỏ có yêu cầu lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng, dự án mới phê duyệt nhưng chưa được bố trí vốn thực hiện thì người quyết định thành lập Ban QLDA chuyên ngành, khu vực, người quyết định đầu tư căn cứ Điều kiện cụ thể để hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các Ban quản lý dự án này.
5. Bảo đảm Điều kiện năng lực hoạt động của Ban QLDA chuyên ngành, khu vực khi được tổ chức lại, thành lập theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Điều 4. Mô hình tổ chức hoạt động của Ban QLDA đầu tư xây dựng
1. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp công lập, hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Người đại diện có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định thành lập theo quy định tại Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là đơn vị thành viên hạch toán độc lập hoặc là đơn vị hạch toán phụ thuộc sử dụng tư cách pháp nhân của công ty Mẹ để quản lý thực hiện dự án. Ban QLDA chuyên ngành, khu vực được tổ chức lại, thành lập theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị và hoạt động theo cơ chế tự đảm bảo kinh phí hoặc được cấp kinh phí hoạt động trong trường hợp là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty Mẹ.
3. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án thành lập theo quy định tại Điều 19 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP là tổ chức sự nghiệp trực thuộc chủ đầu tư được thành lập, giải thể và hoạt động theo quyết định của chủ đầu tư phù hợp với Điều kiện thực hiện dự án và quy định của pháp luật có liên quan.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng phù hợp với yêu cầu quản lý và Điều kiện cụ thể của dự án.
Chương II
TỔ CHỨC LẠI HOẠT ĐỘNG, THÀNH LẬP BAN QLDA CHUYÊN NGÀNH, KHU VỰC
Điều 5. Tổ chức lại hoạt động của các Ban QLDA đầu tư xây dựng
Việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư thành lập trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách:
a) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư thành lập trước ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành được phép tiếp tục hoạt động cho đến khi hoàn thành dự án, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Trường hợp cần thiết, tùy thuộc vào yêu cầu, Điều kiện cụ thể của từng Bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp, người quyết định đầu tư có thể sắp xếp, tổ chức lại hoạt động của các Ban quản lý dự án này để hình thành Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Luật Xây dựng;
b) Các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án do chủ đầu tư thành lập sau ngày Luật Xây dựng có hiệu lực thi hành (trừ các Ban quản lý dự án được thành lập theo quy định Khoản 2 Điều 62 của Luật Xây dựng) phải được tổ chức lại hoạt động trên cơ sở thực hiện sáp nhập vào Ban QLDA chuyên ngành, khu vực do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Người có thẩm quyền của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thành lập;
c) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước do đơn vị thành viên của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư nhưng không đủ Điều kiện để thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án thì người quyết định đầu tư đề xuất với Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước để giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;
d) Đối với các dự án thuộc các chương trình Mục tiêu khác nhau được đầu tư xây dựng trên cùng địa bàn hành chính của tỉnh, huyện chủ chương trình Mục tiêu cần thống nhất với UBND cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện việc lồng ghép các dự án để giao cho Ban QLDA chuyên ngành, khu vực của cấp tỉnh, cấp huyện quản lý;
đ) Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài đã có cam kết, thỏa thuận về hình thức quản lý dự án thì việc quản lý dự án được thực hiện theo cam kết, thỏa thuận với nhà tài trợ;
e) Đối với dự án thực hiện theo hình thức tổng thầu EPC, chủ đầu tư có thể thỏa thuận giao cho tổng thầu EPC quản lý thực hiện dự án theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức bộ phận chức năng để theo dõi, kiểm tra công tác quản lý dự án của tổng thầu EPC.