Thông tư 16/2013/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN NGHỆ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ
Căn cứ
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề;
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề,
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề.
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề.
Điều 2. Mục tiêu tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ
1. Góp phần bồi dưỡng nhân cách, giáo dục chính trị – tư tưởng, lối sống, thẩm mỹ toàn diện cho học sinh, sinh viên.
2. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ sở dạy nghề.
3. Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho học sinh, sinh viên.
4. Góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.
Điều 3. Nguyên tắc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ
1. Đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phù hợp với điều kiện cụ thể của cơ sở dạy nghề, bộ, ngành và địa phương, tránh lãng phí, hình thức; đảm bảo thực hiện được các chức năng cơ bản của văn hóa.
2. Phù hợp lứa tuổi của học sinh, sinh viên đồng thời đảm bảo sự hài hòa trong tổng thể hoạt động văn hóa, văn nghệ của cơ sở dạy nghề.
3. Thực hiện chủ trương xã hội hóa tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên.
Luật sư
Chương 2.
QUY ĐỊNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA, VĂN NGHỆ CHO HỌC SINH, SINH VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ
Điều 4. Nội dung hoạt động văn hóa, văn nghệ
Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng và truyền thống văn hóa dân tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa nhân loại; giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, đạo đức, lối sống, thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên.
Ca ngợi quê hương, đất nước, con người Việt Nam; ca ngợi, biểu dương những điển hình tiên tiến, những nhân tố tích cực, tôn vinh những học sinh giỏi, người thợ giỏi đã và đang đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phê phán những hiện tượng tiêu cực, phòng, chống các tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Điều 5. Hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ
Hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên được thể hiện dưới một số hình thức sau:
Tổ chức cho học sinh, sinh viên tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc thông qua hệ thống thư viện, phòng đọc; qua sách, báo, tạp chí, khu di tích lịch sử và các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
Tổ chức cho học sinh, sinh viên nghe báo cáo thời sự, chính trị, văn hóa – xã hội, sinh hoạt chính trị tư tưởng; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các lĩnh vực văn hóa – xã hội.
Tổ chức biểu diễn văn nghệ cho học sinh, sinh viên; tổ chức các câu lạc bộ học sinh, sinh viên tham gia sáng tác văn học, âm nhạc, hội họa, sân khấu, điện ảnh và các lĩnh vực nghệ thuật khác; tổ chức giao lưu văn hóa, văn nghệ với học sinh, sinh viên trong hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ quan đơn vị khác.
Tổ chức các hội thi hoặc liên hoan, hội diễn văn hóa, văn nghệ theo hình thức hội thi với quy mô và cấp độ khác nhau (sau đây gọi chung là Hội thi).
Điều 6. Hội thi
Hội thi cấp cơ sở do cơ sở dạy nghề tổ chức hàng năm nhằm xây dựng và duy trì phong trào văn hóa, văn nghệ trong cơ sở dạy nghề; chọn đội tuyển tham gia Hội thi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hội thi cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Hội thi cấp tỉnh) do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức định kỳ hai năm một lần cho học sinh, sinh viên các cơ sở dạy nghề đóng trên địa bàn tỉnh để lựa chọn cá nhân, tập thể học sinh, sinh viên của các cơ sở dạy nghề tham gia Hội thi cấp toàn quốc.
Hội thi cấp toàn quốc do Tổng cục Dạy nghề tổ chức định kỳ ba năm một lần. Cá nhân, tập thể đã tham gia Hội thi cấp tỉnh tổ chức trong khoảng thời gian giữa hai kỳ Hội thi cấp toàn quốc đạt thành tích cao (Giải nhất, nhì, ba và khuyến khích) được tham dự Hội thi cấp toàn quốc.
Hội thi tổ chức không theo định kỳ như quy định theo quy định tại khoản 1,2,3 của Điều này do cơ quan chủ quản của các cơ sở dạy nghề các cấp hoặc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phát động, tổ chức cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở dạy nghề nhằm thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu chính trị trong một thời điểm nhất định.
Điều 7. Yêu cầu khi tổ chức Hội thi
Đảm bảo Hội thi là hoạt động văn hóa, văn nghệ lành mạnh, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Nghi thức tổ chức phải được tiến hành phù hợp với quy mô giải và đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí.
Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết theo yêu cầu chuyên môn của Hội thi.
Đảm bảo an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong thời gian tổ chức Hội thi.
Đảm bảo công bằng, chính xác, khách quan trong chỉ đạo, điều hành.
Điều 8. Chuẩn bị Hội thi
Thành lập Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo để điều hành và thực hiện các công việc của Hội thi; Ban tổ chức Hội thi quyết định thành lập các tiểu ban (tổ) giúp việc của Hội thi.
Xây dựng kế hoạch Hội thi bao gồm: mục tiêu, nội dung các công việc phải làm, trình tự thực hiện (công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo như cơ sở vật chất, nhân sự, giải thưởng, kinh phí và các điều kiện cần thiết, lễ khai mạc, bế mạc, các hoạt động khác của Hội thi) và tổ chức thực hiện.
Ban hành Điều lệ Hội thi.
Vận động tài trợ (nếu cần).
Các công việc cần thiết khác.
Điều 9. Xây dựng và ban hành Điều lệ Hội thi
Ban tổ chức Hội thi xây dựng và ban hành Điều lệ Hội thi.
Nội dung cơ bản của Điều lệ Hội thi gồm:
a) Tên Hội thi;
b) Mục đích, yêu cầu;
c) Thời gian và địa điểm tổ chức Hội thi;
d) Nội dung thi;
đ) Đối tượng và điều kiện tham dự Hội thi; thủ tục đăng ký dự thi (Hồ sơ dự thi và thời gian đăng ký dự thi);
e) Quy định về trang phục dự thi, hình thức thi;
g) Quy định về cách tính điểm, xếp hạng;
h) Quy định về giải thưởng;
i) Quy định về khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại;
k) Kinh phí;
l) Các quy định khác (nếu có);
m) Điều khoản thi hành.
Căn cứ quy mô Hội thi cấp cơ sở, trưởng Ban tổ chức Hội thi quyết định lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, văn nghệ cấp có thẩm quyền tham gia vào Điều lệ Hội thi trước khi ban hành.
Điều lệ Hội thi cấp tỉnh được lấy ý kiến tham gia của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, văn nghệ cấp tỉnh; Điều lệ Hội thi cấp toàn quốc được lấy ý kiến tham gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi ban hành.
Điều lệ Hội thi cấp tỉnh, cấp toàn quốc phải được ban hành trước thời điểm khai mạc Hội thi ít nhất là một tháng; Điều lệ Hội thi cấp cơ sở và Hội thi khác phải được ban hành trước thời điểm khai mạc Hội thi ít nhất là hai mươi ngày. Điều lệ các Hội thi được thông báo công khai.
Hội thi khác: Căn cứ quy mô, cấp độ của Hội thi, trưởng Ban tổ chức Hội thi quyết định lấy ý kiến tham gia của cơ quan quản lý về văn hóa, văn nghệ theo phân cấp có thẩm quyền vào Điều lệ Hội thi trước khi ban hành.
Điều 10. Khai mạc, bế mạc Hội thi
Lễ khai mạc, bế mạc được tổ chức trang trọng; trang trí lễ khai, bế mạc có thể treo quốc kỳ và cờ, khẩu hiệu có nội dung phù hợp với Hội thi, logo của Hội thi và tên đơn vị tổ chức, đơn vị tài trợ (nếu có).
Nội dung lễ khai mạc Hội thi:
a) Phần nghi lễ do Ban tổ chức điều hành gồm: Chào cờ (hát Quốc ca); tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, diễn văn khai mạc, công bố chương trình và các hoạt động của Hội thi, trao cờ lưu niệm và hoa cho các đoàn (nếu có);
b) Phần hoạt động chào mừng tùy thuộc vào điều kiện của đơn vị tổ chức Hội thi để thực hiện các hoạt động khác.
Nội dung lễ bế mạc Hội thi bao gồm công tác tổng kết, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân đảm bảo sự tôn vinh, thiết thực, hiệu quả và phù hợp với tính chất và quy mô Hội thi.
Điều 11. Kinh phí tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ
Kinh phí tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên được đảm bảo bằng các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước; Hoạt động văn hóa, văn nghệ cấp toàn quốc do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp theo dự toán kinh phí được phê duyệt;
b) Kinh phí tự có của cơ sở dạy nghề;
c) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
d) Các nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở dạy nghề.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên được thực hiện theo qui định tài chính hiện hành.
Chương 3.
QUY ĐỊNH VỀ BÁO CÁO, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 12. Chế độ báo cáo về tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ
Hàng năm, cơ sở dạy nghề báo cáo tình hình tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên tại đơn vị với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ quan chủ quản của cơ sở dạy nghề trước ngày 15 tháng 11.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ngày 30 tháng 11.
Ngoài báo cáo định kỳ nêu trên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và cơ sở dạy nghề có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên phục vụ công tác quản lý theo yêu cầu của lãnh đạo các cấp có thẩm quyền.
Nội dung, mẫu báo cáo, hình thức báo cáo về tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ theo hướng dẫn của Tổng cục Dạy nghề.
Điều 13. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Căn cứ kết quả tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên, thủ trưởng cơ sở dạy nghề, thủ trưởng các cơ quan quản lý theo thẩm quyền có hình thức khen thưởng kịp thời đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các Hội thi hoặc đóng góp có hiệu quả vào việc tham gia, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên.
Thủ trưởng cơ sở dạy nghề quyết định việc cộng điểm ưu tiên trong đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên đạt giải tại các Hội thi.
Các tổ chức, cá nhân vi phạm tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật theo các quy định hiện hành.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Trách nhiệm của Tổng cục Dạy nghề
Kiểm tra việc tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên.
Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt kế hoạch tổ chức Hội thi cấp toàn quốc.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đăng cai Hội thi cấp toàn quốc tổ chức triển khai Kế hoạch Hội thi đã được phê duyệt.
Thành lập Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo Hội thi cấp toàn quốc.
Tổ chức vận động tài trợ, huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để tổ chức Hội thi cấp toàn quốc.
Hàng năm, xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhật kiến thức về văn hóa, văn nghệ, kỹ năng quản lý tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho đội ngũ cán bộ làm công tác học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, giáo viên, giảng viên chuyên trách về văn hóa, văn nghệ trong các cơ sở dạy nghề.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí kinh phí tổ chức Hội thi cấp tỉnh, động viên đơn vị, cá nhân tham gia Hội thi cấp toàn quốc.
Chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị, tổ chức có liên quan ở địa phương trong việc thực hiện Thông tư này.
Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức Hội thi cấp tỉnh.
Thành lập Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo Hội thi cấp tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức Kế hoạch Hội thi cấp tỉnh đã được phê duyệt.
Thành lập và tổ chức đoàn tham gia Hội thi cấp toàn quốc.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Điều 16. Trách nhiệm của Cơ sở dạy nghề
Hàng năm, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên và Hội thi cấp cơ sở phù hợp, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; bố trí khoản kinh phí hợp lý để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên; tổ chức tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện của đơn vị.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý văn hóa ở địa phương, các tổ chức Hội, đoàn thể trong cơ sở dạy nghề để vận động, khuyến khích học sinh, sinh viên tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ và Hội thi các cấp.
Thành lập và tổ chức đoàn tham gia Hội thi cấp tỉnh, Hội thi cấp toàn quốc.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ của đơn vị.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu.
Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên hàng năm của cơ sở dạy nghề.
Phê duyệt kế hoạch tổ chức Hội thi cấp cơ sở.
Quyết định thành lập Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo Hội thi cấp cơ sở.
Chịu trách nhiệm về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ của học sinh, sinh viên trong đơn vị.
Điều 17. Cán bộ làm công tác học sinh, sinh viên, cán bộ Đoàn, giảng viên, giáo viên chuyên trách về công tác văn hóa, văn nghệ
Đề xuất và trực tiếp tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên; đề xuất lựa chọn và tổ chức bồi dưỡng học sinh, sinh viên tham gia Hội thi cấp tỉnh, cấp toàn quốc
Điều 18. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2013.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết./.