Thông tư 16/2012/TT-BTNMT quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản.
THÔNG TƯ
Quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản, mẫu văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản
Căn cứ khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 75
Căn cứ khoản 4 Điều 7 và khoản 2 Điều 34 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường: đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về đề án thăm dò khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo, văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về thẩm định đề án thăm dò khoáng sản; thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và mẫu báo cáo, văn bản trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản, hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Thông tư này bao gồm:
1. Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; cơ quan quản lý nhà nước công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
2. Tổ chức làm nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
3. Tổng cục, cá nhân hoạt động thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; tổ chức, cá nhân hành nghề thăm dò khoáng sản.
Luật sư
Chương II
ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN
Điều 3. Nội dung đề án thăm dò khoáng sản
Việc lập đề án thăm dò khoáng sản phải căn cứ vào tài liệu khảo sát, tài liệu địa chất của các giai đoạn trước làm cơ sở cho lựa chọn diện tích và đối tượng khoáng sản thăm dò.
Đề án thăm dò khoáng sản bao gồm bản thuyết minh, các phụ lục và bản vẽ kỹ thuật kèm theo.
Bố cục, nội dung các chương, mục của đề án thăm dò khoáng sản được lập theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này
Điều 4. Nội dung, trình tự thẩm định đề án thăm dò khoáng sản
Nội dung thẩm định đề án thăm dò khoáng sản
a) Vị trí, tọa độ, ranh giới và diện tích của khu vực thăm dò khoáng sản.
b) Cơ sở tài liệu địa chất, khoáng sản đã có để lựa chọn diện tích và đối tượng khoáng sản thăm dò;
c) Cơ sở phân chia nhóm mỏ theo mức độ phức tạp, lựa chọn mạng lưới công trình thăm dò đánh giá cấp trữ lượng, tổ hợp các phương pháp kỹ thuật, khối lượng các dạng công trình; các loại mẫu phân tích: phương pháp lấy, gia công, phân tích, số lượng mẫu, nơi dự kiến phân tích; cách thức kiểm tra chất lượng phân tích mẫu cơ bản;
d) Tác động của công tác thăm dò đến môi trường, an toàn lao động và các biện pháp xử lý; các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong quá trình thăm dò;
đ) Dự kiến chỉ tiêu tính trữ lượng, cơ sở phương pháp tính trữ lượng; trữ lượng dự kiến và tính khả thi của mục tiêu trữ lượng.
e) Tính hợp lý, tính khả thi về tổ chức thi công, thời gian, tiến độ thực hiện;
g) Tính đúng đắn của dự toán kinh phí các hạng mục thăm dò theo các quy định hiện hành.
Trình tự, thủ tục thẩm định đề án thăm dò khoáng sản đã được quy định tại Điều 36 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
Chương III
ĐÓNG CỬA MỎ KHOÁNG SẢN
Điều 5. Nội dung đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản bao gồm bản thuyết minh, các phụ lục và bản vẽ kèm theo.
Bố cục, nội dung các chương, mục của đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lập theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 6. Thời gian và trình tự thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
Thời gian thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản không quá 60 (sáu mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Thành phần, số lượng hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
b) Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu có trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu có trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản
a) Trong thời gian không quá 28 (hai tám) ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc: xem xét hồ sơ; tổ chức kiểm tra tại thực địa; lấy ý kiến nhận xét, phản biện của các chuyên gia về đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, tổ chức, cá nhân được gửi lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề có liên quan;
b) Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến nhận xét, phản biện của các chuyên gia, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổng hợp ý kiến góp ý, lập tờ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
c) Trong thời gian không quá 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, Chủ tịch Hội đồng phải tổ chức phiên họp Hội đồng;
d) Trong thời gian không quá 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên họp của Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hoàn thành biên bản họp Hội đồng thẩm định. Trường hợp phải bổ sung, hiệu chỉnh đề hoàn thiện đề án hoặc phải lập lại đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do chưa thông qua đề án hoặc những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án kèm theo bản sao biên bản họp Hội đồng thẩm định.
Thời gian tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án không tính vào thời gian thẩm định;
đ) Nội dung thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP.
Phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản:
a) Trường hợp đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được thông qua, trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành biên bản họp Hội đồng thẩm định, cơ quan tiếp nhận hoàn chỉnh và trình hồ sơ phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ;
b) Trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kề từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản quyết định phê duyệt đề án cửa mỏ khoáng sản;
c) Trong thời gian không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ khi nhận được quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
Điều 7. Nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản và quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản
Nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản sau khi hoàn thành các hạng mục và khối lượng công việc đóng cửa mỏ theo đề án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có văn bản báo cáo kết quả thực hiện đề án gửi cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản;
b) Trong thời gian không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của tổ chức, cá nhân, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đóng cửa mỏ khoáng sản chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra thực địa và nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ.
Kết quả kiểm tra thực địa và nghiệm thu được thể hiện bằng văn bản.
Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản:
a) Trong thời gian không quá 05 (năm) ngày làm việc, kể từ khi kết thúc nghiệm thu kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ hoàn thiện hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động khoáng sản phê duyệt đề án đóng cửa mỏ. Hồ sơ trình phê duyệt đề án đóng cửa mỏ bao gồm:
– Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản kèm theo bản sao Giấy phép khai thác khoáng sản;
– Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản kèm theo Quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ của tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản;
– Biên bản kiểm tra thực địa và kết quả nghiệm thu đề án đóng cửa mỏ khoáng sản của cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
– Dự thảo quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản.
b) Trong thời hạn không quá 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản;
c) Trong thời gian không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày khi nhận được quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản từ cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.
Chương IV
MẪU ĐƠN, BẢN VẼ, GIẤY PHÉP, QUYẾT ĐỊNH VÀ BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
Điều 8. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động khoáng sản
Đơn đề nghị cấp, gia hạn, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản được lập theo các mẫu từ Mẫu số 03 đến Mẫu số 05 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; đơn đề nghị chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được lập theo Mẫu số 06 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Đơn đề nghị cấp, gia hạn, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản được lập theo các mẫu từ Mẫu số 07 đến Mẫu số 09 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được lập theo Mẫu số 10 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Đơn đề nghị cấp, gia hạn, trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được lập theo Mẫu số 11, Mẫu số 12 và Mẫu số 13 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 9. Mẫu đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản.
Đơn đề nghị phê duyệt trữ lượng khoáng sản được lập theo Mẫu số 14 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Đơn đề nghị đóng cửa mỏ khoáng sản, đóng cửa một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản được lập theo Mẫu số 15 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 10. Mẫu bản vẽ trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản
Bản đồ khu vực cấp phép thăm dò khoáng sản, khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản, được lập theo phụ lục của mẫu Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản ban hành kèm theo Thông tư này.
Tỷ lệ của bản đồ khu vực cấp phép hoạt động khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản thực hiện như sau:
a) Đối với khu vực có diện tích ≥ 10 km2, bản đồ khu vực đề nghị cấp phép được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:50.000.
b) Đối với khu vực có diện tích từ 5 – < 10 km2, bản đồ khu vực đề nghị cấp phép được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:25.000
c) Đối với khu vực có diện tích từ 1 – < 5 km2, bản đồ khu vực đề nghị cấp phép được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:10.000
d) Đối với khu vực có diện tích < 1 km2, bản đồ khu vực đề nghị cấp phép được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000
Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản được lập theo Mẫu số 16 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này
Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản phải được cập nhật thường xuyên trong quá trình khai thác, được lập trên nền bản đồ trích lục từ bản đồ địa hình, hệ tọa độ VN-2000, có tỷ lệ không nhỏ hơn 1: 5.000, thể hiện chi tiết các công trình khai thác trong ranh giới khu vực được cấp phép khai thác khoáng sản.
Quy định về kinh tuyến, múi chiếu của bản vẽ trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản như sau:
a) Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bản vẽ trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản, được lập theo hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục trung ương, múi chiếu 6 độ.
b) Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bản vẽ trong hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản; bản đồ hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản được lập theo hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục và múi chiếu địa phương.
Điều 11. Mẫu giấy phép, quyết định trong hoạt động khoáng sản
Giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được lập theo các mẫu từ Mẫu số 17 đến Mẫu số 21 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được lập theo Mẫu số 22 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Quyết định phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lập theo Mẫu số 23 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản được lập theo Mẫu số 24 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Việc gia hạn giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép khai thác tận thu khoáng sản: cho phép chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản được thể hiện bằng giấy phép mới, có nội dung phù hợp với giấy phép đã được cấp và các quy định có liên quan của pháp luật về khoáng sản.
Việc cho phép trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò khoáng sản, trả lại giấy phép khai thác khoáng sản; trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản được chấp thuận bằng quyết định, lập theo Mẫu số 25 và Mẫu số 26 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Mẫu báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản
Báo cáo kết quả hoạt động khoáng sản quy định tại Điều 7 của Nghị định số 15/2012/NĐ-CP được lập theo các mẫu từ Mẫu số 27 đến Mẫu số 35 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:
Báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản được lập theo Mẫu số 27.
Báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản được lập theo Mẫu số 28.
Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được lập theo các Mẫu số 29, Mẫu số 30 và Mẫu số 31.
Báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trong phạm vi cả nước được lập theo Mẫu số 32.
Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được lập theo Mẫu số 33.
Báo cáo kết quả thăm dò nước khoáng được lập theo Mẫu số 34.
Báo cáo kết quả thực hiện đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được lập theo Mẫu số 35.
Điều 13. Mẫu phiếu tiếp nhận hồ sơ hoạt động khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản
Mẫu phiếu phiếu hẹn, phiếu tiếp nhận hồ sơ giải quyết hồ sơ hoạt động khoáng sản được lập theo Mẫu số 36 và Mẫu số 37 của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2013.
Thông tư số 01/2006/TT-BTNMT ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Điều 15. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.