Thông tư 149/2013/TT-BTC quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ, LỆ PHÍ QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí và Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002;
Căn cứ
Căn cứ
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách Thuế;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, như sau:
Điều 1. Đối tượng nộp phí, lệ phí
Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận, xác nhận, kiểm tra điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm phải nộp phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Mức thu
1. Mức thu phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm được quy định cụ thể tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm thu bằng Đồng Việt Nam (VNĐ).
Điều 3. Tổ chức thu, nộp và quản lý sử dụng
1. Phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước.
2. Cơ quan thu phí được trích 90% (chín mươi phần trăm) tổng số tiền về phí thực thu được để trang trải chi phí cho việc thu phí theo những nội dung sau:
a) Chi trả các khoản tiền lương (tiền công), các khoản phụ cấp; các khoản bồi dưỡng độc hại, làm ngoài giờ hành chính nhà nước quy định; chi bảo hộ lao động và trang bị đồng phục cho lao động theo chế độ quy định; chi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công cho lao động (kể cả lao động thuê ngoài) phục vụ hoạt động thu phí (trừ chi phí tiền lương cho cán bộ, công chức đã hưởng lương từ ngân sách nhà nước) theo chế độ quy định;
b) Chi phí trực tiếp phục vụ cho việc thu phí như: vật tư văn phòng, điện thoại, điện, nước, công tác phí, công vụ phí; in (mua) tờ khai, giấy phép, các loại ấn chỉ khác theo tiêu chuẩn, định mức hiện hành;
c) Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thu phí;
đ) Chi mua sắm vật tư, nguyên liệu, thiết bị, công cụ làm việc và các khoản chi khác liên quan đến công tác thu phí theo dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Chi lập hồ sơ thẩm định, chi cho hoạt động của Hội đồng thẩm định, xét duyệt theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
f) Chi cho công tác tuyên truyền quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Số tiền phí được để lại 90% (chín mươi phần trăm) để trang trải chi phí cho việc thu phí sau khi quyết toán đúng chế độ quy định, nếu chưa chi hết trong năm được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo chế độ quy định.
Tổng số tiền phí thực thu được, sau khi trừ số tiền được trích theo tỷ lệ quy định tại khoản 2 Điều này, số còn lại 10% (mười phần trăm) cơ quan thu phí phải nộp vào ngân sách nhà nước theo
3. Cơ quan thu lệ phí nộp 100% (một trăm phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo
4. Trường hợp phí thu được từ các dịch vụ không do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước đầu tư nhưng đã chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính, là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước. Số tiền phí thu được là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí; tổ chức, cá nhân thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định hiện hành của nhà nước trên kết quả thu phí.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568