Thông tư 14/2003/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 26/2002/NĐ-CP về sĩ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ Quốc phòng ban hành.
THÔNG TƯ
CỦA BỘ QUỐC PHÒNG SỐ 14/2003/TT-BQP NGÀY 22 THÁNG 2 NĂM 2003 HƯỞNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ
Để thi hành
I. TUYỂN CHỌN, ĐÀO TẠO SĨ QUAN DỰ BỊ
1. Lập kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị
1.1. Các quân khu có trách nhiệm lập kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị năm sau báo cáo Tổng cục Chính trị vào tháng 8 hàng năm.
1.2. Tổng cục Chính trị chủ trì phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo sĩ quan dự bị báo cáo Bộ Quốc phòng trình Chính phủ phê duyệt, giao chỉ tiêu cho các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện.
2. Đối tượng, tiêu chuẩn tuyển chọn đi đào tạo sĩ quan dự bị
2.1. Tuyển chọn những người có lý lịch rõ ràng, đủ tiêu chuẩn chính trị để bồi dưỡng phát triển thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ, kiến thức chuyên môn, văn hóa, tuổi đời phù hợp với từng đối tượng; sức khỏe từ loại 1 đến loại 3.
2.2. Đối tượng, tiêu chuẩn cụ thể:
a) Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đã giữ chức vụ phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và chức vụ tương đương, trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học, nếu thiếu có thể lấy đến tốt nghiệp trung học cơ sở, với người dân tộc thiểu số lấy đến tốt nghiệp tiểu học; tuổi đời không quá 30;
b) Cán bộ, công chức và những người hưởng chế độ như cán bộ, công chức (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức) đang công tác ở các cơ quan đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị – xã hội từ cấp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) trở lên, có trình độ văn hóa tốt nghiệp phổ thông trung học, với người dân tộc thiểu số lấy đến tốt nghiệp trung học cơ sở; tuổi đời không quá 35;
c) Những người tốt nghiệp đại học trở lên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội, tuổi đời không quá 35;
d) Sinh viên khi tốt nghiệp đại học có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của Quân đội, là đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tuổi đời không quá 30.
3. Tuyển chọn, xét duyệt và gọi người đi đào tạo sĩ quan dự bị
3.1. Cán bộ công chức, những người tốt nghiệp đại học trở lên, hạ sĩ quan dự bị hạng 1 đang công tác hoặc thường trú tại địa phương do cơ quan quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) tổ chức tuyển chọn theo kế hoạch và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên; sau khi quân khu thẩm định, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định gọi từng người đi đào tạo sĩ quan dự bị. Kinh phí tuyển chọn do ngân sách huyện chi cho quốc phòng bảo đảm.
3.2. Sinh viên khi tốt nghiệp đại học do các học viện, trường đại học tuyển chọn theo kế hoạch và chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Bộ Quốc phòng ra quyết định gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; Giám đốc các học viện, Hiệu trưởng các trường đại học tổ chức giao lệnh gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến từng sinh viên. Kinh phí tuyển chọn do ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo bảo đảm.
3.3. Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan khi thôi phục vụ tại ngũ: theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, chỉ huy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng ra quyết định gọi từng người trong các đơn vị thuộc quyền đi đào tạo sĩ quan dự bị. Kinh phí tuyển chọn do ngân sách nhà nước cấp cho Bộ Quốc phòng bảo đảm.
4. Tổ chức đào tạo sĩ quan dự bị
4.1. Các học viện, trường sĩ quan, trường quân sự quân khu, quân đoàn tổ chức đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp sĩ quan dự bị. Kinh phí đào tạo sĩ quan dự bị do ngân sách quốc phòng bảo đảm trong kinh phí giáo dục đào tạo thường xuyên của nhà trường.
4.2. Căn cứ vào đối tượng, mục tiêu, yêu cầu đào tạo sĩ quan dự bị, Bộ Tổng Tham mưu xác định nội dung, chương trình đào tạo từng chuyên ngành cụ thể; thời gian từ 3 đến 6 tháng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568