Quy định nguyên tắc, nhiệm vụ, trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ PHIÊN TÒA CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Công an nhân năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 1
Theo đề nghị của đồng chí Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp;
Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư quy định thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân,
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này quy định nguyên tắc, nhiệm vụ, trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa của lực lượng Công an nhân dân.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân trong khi làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác bảo vệ phiên tòa.
Điều 3. Nguyên tắc bảo vệ phiên tòa
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật;
2. Bảo đảm tuyệt đối an toàn cho Hội đồng xét xử, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, người tham dự phiên tòa và hồ sơ, tài liệu, vật chứng của vụ án.
3. Thực hiện theo kế hoạch, phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, đúng thẩm quyền; chấp hành nghiêm mệnh lệnh của người chỉ huy bảo vệ phiên tòa; không được rời vị trí bảo vệ khi chưa có lệnh của người chỉ huy.
5. Việc bảo vệ phiên tòa chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Tòa án nhân dân.
Chương II
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ BẢO VỆ PHIÊN TÒA
Điều 4. Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa
Đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp các cấp trong Công an nhân dân có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an toàn các phiên tòa.
Điều 5. Xây dựng kế hoạch và phương án bảo vệ phiên tòa
1. Đơn vị Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp khi nhận được yêu cầu bảo vệ phiên tòa của Tòa án nhân dân có trách nhiệm xây dựng kế hoạch bảo vệ phiên tòa trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự đơn vị mình phê duyệt. Việc xây dựng kế hoạch và nội dung kế hoạch như sau:
a) Trước khi xây dựng kế hoạch bảo vệ phiên tòa phải khảo sát thực tế, nắm vững tính chất, đặc Điểm của vụ án; mức độ tội phạm; số lượng bị cáo, người làm chứng và những người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng và dự kiến số người tham dự phiên tòa; thời gian, địa Điểm xét xử, khí hậu, thời tiết; tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội nơi diễn ra phiên tòa, dư luận xã hội (nhất là các phiên tòa xét xử các vụ án phức tạp liên quan đến an ninh trật tự, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, khiếu kiện đông người) và những yếu tố khác có liên quan đến công tác bảo vệ phiên tòa;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
>>> Ấn vào đây để tải toàn văn văn bản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật dân sự trực tuyến miễn phí qua điện thoại