Thông tư 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn về chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI SỨC KHỎE, CẤP PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG VÀ THÂN NHÂN; QUẢN LÝ CÁC CÔNG TRÌNH GHI CÔNG LIỆT SĨ
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn về chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện các chế độ quy định tại Thông tư này do ngân sách trung ương đảm bảo từ nguồn kinh phí thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
2. Kinh phí đưa đón người có công với cách mạng đi điều dưỡng tập trung; kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình ghi công liệt sĩ theo quy định tại Khoản 4 Điều 61 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ và chi khác (nếu có) do ngân sách địa phương đảm bảo.
3. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ kinh phí để xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sĩ.
Điều 3. Lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí
Việc lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 11 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 47/2009/TTLT-BTC-BLĐTBXH).
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1: CHẾ ĐỘ ĐIỀU DƯỠNG PHỤC HỒI SỨC KHỎE
Điều 4. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe
1. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe mỗi năm một lần:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh), bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên;
e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học từ 81% trở lên;
g) Người có công giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.
2. Đối tượng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ của liệt sĩ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng của liệt sĩ; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
c) Thương binh, bệnh binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật dưới 81%;
d) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do ảnh hưởng của chất độc hóa học dưới 81%;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
đ) Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
e) Người có công giúp đỡ cách mạng trong kháng chiến đang hưởng trợ cấp hàng tháng.
Điều 5. Chi chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe
1. Điều dưỡng tại nhà:
a) Mức chi: 1.110.000 đồng/người/lần;
b) Phương thức: chi trực tiếp cho đối tượng được hưởng.
2. Điều dưỡng tập trung:
a) Mức chi: 2.220.000 đồng/người/lần, bao gồm:
– Tiền ăn sáng và 2 bữa chính;
– Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường;
– Quà tặng đối tượng;
– Các khoản chi khác không quá 320.000 đồng (gồm: khăn mặt, xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, tham quan, chụp ảnh, báo, tạp chí và một số vật phẩm khác).
b) Phương thức: kinh phí thực hiện điều dưỡng tập trung được giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để thực hiện rút dự toán thanh toán cho cơ sở điều dưỡng theo số lượng đối tượng được điều dưỡng thực tế từng đợt.
c) Thời gian một đợt điều dưỡng từ 05 đến 10 ngày, không kể thời gian đi và về. Thời gian điều dưỡng cụ thể do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
d) Trong đợt điều dưỡng tập trung, vì lý do khách quan, đối tượng ở dưới 30% thời gian một đợt điều dưỡng thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, quyết định đi điều dưỡng vào đợt kế tiếp; trường hợp ở từ 30% thời gian trở lên trong một đợt điều dưỡng thì không được thanh toán số tiền điều dưỡng còn lại; số kinh phí còn lại, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thu hồi nộp ngân sách nhà nước.
đ) Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu đối tượng bị ốm đau phải cấp cứu thì được giới thiệu và đưa đi điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.
3. Các khoản chi phí về điện, nước phục vụ chung cho công tác điều dưỡng tập trung được bố trí dự toán theo số lượng đối tượng được điều dưỡng thực tế, định mức 220.000 đồng/người/lần và giao dự toán theo quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp cho cơ sở điều dưỡng cùng với kinh phí chi chế độ điều dưỡng tập trung.
Điều 6. Tổ chức thực hiện điều dưỡng
1. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội lập danh sách đối tượng được hưởng chế độ điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà trong năm, gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (mẫu số 01-CSSK).
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội căn cứ danh sách của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội:
a) Quyết định số lượng đối tượng điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại nhà (mẫu số 2a-CSSK, 2b-CSSK). Việc quyết định số lượng đối tượng được điều dưỡng trong năm phải đảm bảo nguyên tắc sau:
– Số lượng đối tượng thuộc diện được điều dưỡng hai năm một lần được giải quyết hưởng chế độ điều dưỡng trong năm bằng 50% tổng số đối tượng thuộc diện điều dưỡng hai năm một lần theo quy định, số đối tượng còn lại giải quyết vào năm sau;
– Đối tượng đưa đi điều dưỡng tập trung phải bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tình trạng sức khỏe của đối tượng.
b) Lập kế hoạch và tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung bảo đảm theo đúng chế độ quy định.
3. Trường hợp địa phương tổ chức đưa đối tượng đi điều dưỡng tập trung ở địa phương khác, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trong phạm vi khả năng kinh phí theo mức quy định tại điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều 5 Thông tư này; phần kinh phí chi vượt định mức này (nếu có) do ngân sách địa phương tự đảm bảo.
Mục 2: CHẾ ĐỘ CẤP PHƯƠNG TIỆN TRỢ GIÚP, DỤNG CỤ CHỈNH HÌNH
Điều 7. Nguyên tắc cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình
1. Cấp tiền để đối tượng mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình.
2. Mức tiền cấp mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) theo phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính điều chỉnh căn cứ vào khả năng ngân sách nhà nước có tính đến yếu tố trượt giá.
3. Việc cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình (bao gồm cả tiền mua vật phẩm phụ, bảo trì phương tiện) cho cả niên hạn sử dụng được thực hiện cùng một lần.
Điều 8. Chế độ cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình
1. Thương binh, bệnh binh được cấp phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật ghi trong hồ sơ thương binh, bệnh binh và chỉ định của cơ sở chỉnh hình phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên (sau đây gọi chung là cơ sở y tế), cụ thể như sau:
a) Tay giả;
b) Máng nhựa tay;
c) Chân giả;
d) Máng nhựa chân;
đ) Một đôi giày hoặc một đôi dép chỉnh hình;
e) Nẹp đùi, nẹp cẳng chân;
g) Áo chỉnh hình;
h) Xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc;
i) Nạng;
k) Máy trợ thính theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
l) Lắp mắt giả theo chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên. Tiền lắp mắt giả thanh toán theo chứng từ của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
m) Làm răng giả đối với thương binh theo số răng bị mất ghi tại hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên; lắp hàm giả đối với thương binh hỏng hàm do thương tật căn cứ theo hồ sơ thương binh và chỉ định của bệnh viện cấp tỉnh trở lên;
n) Mua các đồ dùng phục vụ sinh hoạt đối với thương binh, bệnh binh bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn hoặc bị tâm thần thể kích động;
Trường hợp vừa bị thể tâm thần kích động đồng thời bị liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn chỉ được cấp 01 lần tiền để mua các đồ dùng sinh hoạt;
o) Trường hợp cấp xe lăn hoặc xe lắc đồng thời cấp chân giả thì thời hạn sử dụng của mỗi phương tiện là 06 năm.
2. Các đối tượng sau đây được cấp xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc căn cứ chỉ định của cơ sở y tế: