Thông tư 13/2014/TT-BTC quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA GIA CÔNG VỚI THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001 và Luật số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
Căn cứ Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006; Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ
Căn cứ Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
Căn cứ Bộ Luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999;
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Căn cứ
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài như sau:
MỤC 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài và thủ tục hải quan đối với hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các đối tượng được gọi chung là thương nhân dưới đây:
a) Doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp;
b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư;
c) Hợp tác xã được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Hợp tác xã;
d) Hộ kinh doanh cá thể được đăng ký kinh doanh theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ.
2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
3. Cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. “Nguyên liệu gia công” bao gồm nguyên liệu chính và phụ liệu:
a) “Nguyên liệu chính” là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản phẩm.
b) “Phụ liệu” là phần nguyên liệu tham gia tạo nên sản phẩm gia công nhưng không phải thành phần chính của sản phẩm.
2. “Vật tư gia công” là các loại sản phẩm, bán thành phẩm tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm gia công nhưng không trực tiếp cấu thành sản phẩm gia công. Vật tư gia công bao gồm cả bao bì hoặc vật liệu làm bao bì chứa sản phẩm gia công.
3. “Phế liệu gia công” là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị bị loại ra trong quá trình gia công được thu hồi để làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.
4. “Phế thải gia công” là nguyên liệu, vật tư bị loại ra trong quá trình gia công nhưng không còn giá trị sử dụng.
5. “Phế phẩm gia công” là sản phẩm, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật (quy cách, kích thước, phẩm chất,…) theo thỏa thuận của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công, bị loại ra trong quá trình gia công.
6. Định mức thực tế sản xuất sản phẩm gia công (dưới đây viết tắt là định mức), bao gồm:
a) “Định mức sử dụng nguyên liệu” là lượng nguyên liệu cần thiết, hợp lý thực tế sử dụng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gia công;
b) “Định mức vật tư tiêu hao” là lượng vật tư tiêu hao thực tế cho sản xuất một đơn vị sản phẩm gia công;
c) “Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư” là lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm, phế thải gia công (trừ phế liệu, phế thải đã tính vào định mức sử dụng) tính theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao.
7. “Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu” là lượng nguyên liệu thành phần được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu.
8. “Máy móc, thiết bị, dụng cụ trực tiếp phục vụ gia công” là những máy móc, thiết bị, dụng cụ nằm trong dây chuyền công nghệ sản xuất sản phẩm gia công, do bên đặt gia công cho bên nhận gia công thuê, mượn để thực hiện hợp đồng gia công.
9. “Hàng hóa gia công” quy định tại Điều 28 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ (dưới đây viết tắt Nghị định số 187/2013/NĐ-CP) là sản phẩm hoàn chỉnh của một quy trình sản xuất, chế biến và đảm bảo được yêu cầu của bên đặt gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
10. “Thương nhân nhận gia công lần đầu” là thương nhân chưa từng được cơ quan hải quan tiếp nhận hợp đồng gia công tính từ thời điểm thông báo hợp đồng gia công trở về trước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568