Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ, TỔ CHỨC ĐÀO TẠO QUA MẠNG
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 06 năm 2012;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư quy định ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng gồm: điều kiện, nội dung đào tạo qua mạng, tổ chức thực hiện; trách nhiệm quản lý việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo qua mạng.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở đào tạo, bao gồm: đại học, học viện, trường đại học (gồm các trường đại học thành viên thuộc đại học quốc gia, đại học vùng).
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng là việc sử dụng các trang thiết bị điện tử, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động dạy và học nhằm đổi mới phương pháp dạy – học, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo. Một số một mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo qua mạng phổ biến là:
a) Đào tạo kết hợp (Blended learning) là việc kết hợp phương thức học tập điện tử (e-Learning) với phương thức dạy – học truyền thống (theo đó người dạy và người học cùng có mặt) nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và chất lượng giáo dục.
b) Học tập điện tử (e-Learning) là hình thức học tập qua đó người học có thể tự học mọi lúc, học mọi nơi thông qua các học liệu điện tử đa phương tiện (lời giảng, lời thuyết minh, âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa…). Các hình thức học tập như m-Learning (học thông qua thiết bị di động: điện thoại thông minh, máy tính bảng, màn hình tương tác), u-Learning (học thông qua các phương thức tương tác thực tế ảo diễn ra bất kỳ nơi hào), hay smart-Learning (phương tiện học tập thông minh) đều là các hình thái của học tập điện tử e-Learning.
2. Học liệu điện tử là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học, bao gồm: sách giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, bài kiểm tra đánh giá, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm ảo…
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568