Thông tư 10/2010/TTLT-BTP-BTC-BCA- VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn việc miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án
đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước
______________________________________
Căn cứ Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21/12/1999;
Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự số 19/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ
Căn cứ
Để thống nhất thi hành các quy định về miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước (sau đây gọi tắt là miễn, giảm thi hành án), liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn như sau:
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Khoản thu nộp ngân sách nhà nước” là các khoản tiền thu được phải nộp vào Ngân sách nhà nước gồm: tiền phạt, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, tịch thu sung quỹ nhà nước được xác định trong bản án, quyết định của Toà án.
2. “Miễn thi hành án” là trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần mà có đủ các điều kiện do pháp luật quy định và hướng dẫn của Thông tư liên tịch này nên được Toà án có thẩm quyền quyết định miễn thi hành toàn bộ các khoản thu nộp ngân sách nhà nước còn lại.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“Giảm thi hành án” là trường hợp người phải thi hành án có nghĩa vụ nộp một khoản tiền, tài sản để thu nộp ngân sách nhà nước theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thực hiện hoặc mới thực hiện được một phần mà có đủ các điều kiện do pháp luật quy định và hướng dẫn của Thông tư liên tịch này nên được Toà án có thẩm quyền quyết định giảm thi hành một phần các khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
4.“Người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án” là người không có tài sản tại thời điểm xác minh hoặc có tài sản nhưng giá trị nhỏ, không đủ hoặc chỉ đủ chi phí thi hành án, tài sản mà theo quy định của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc tài sản không bán được, không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ đủ đảm bảo cuộc sống tối thiểu của bản thân họ và gia đình.
5.“Người phải thi hành án lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài” là người bị mất toàn bộ hoặc phần lớn tài sản, mất hoặc giảm thu nhập, không đảm bảo hoặc chỉ đảm bảo được tối thiểu cuộc sống cho bản thân người đó và gia đình kể từ thời điểm bị thiên tai, hoản hoạn, tai nạn, đau ốm đến thời điểm xét miễn, giảm thi hành án, trừ trường hợp người phải thi hành án tự gây ra tai nạn, ốm đau cho bản thân nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.
“Người phải thi hành án lập công lớn” là người đã có hành động giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hoả hoạn; có những phát minh, sáng chế, hoặc sáng kiến có giá trị; được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Điều 2. Các khoản thuộc diện được xét miễn, giảm thi hành án
Phần tiền phạt còn lại quy định tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật Hình sự.
Phần tiền phạt còn lại quy định tại khoản 3 Điều 76 của Bộ luật Hình sự.
Các khoản truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, tịch thu sung quỹ nhà nước và các khoản tiền phạt khác được xác định trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Điều 3. Nguyên tắc xét miễn, giảm thi hành án
Đối với người đã được giảm một phần hình phạt tiền mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt tiền.
Người được xét miễn, giảm thi hành án không phải nộp các chi phí liên quan đến việc xét miễn, giảm. Chi phí cho việc xét miễn, giảm thi hành án được lấy từ kinh phí trong hoạt động của các cơ quan liên quan đến việc xét miễn, giảm.
CHƯƠNG II
THẨM QUYỀN ĐỀ NGHỊ VÀ XÉT MIỄN, GIẢM THI HÀNH ÁN
Điều 4. Thẩm quyền đề nghị xét miễn, giảm thi hành án
Trong quá trình tổ chức thi hành án, nếu xét thấy người phải thi hành án có các điều kiện quy định tại Điều 61 Luật Thi hành án dân sự; khoản 2 Điều 58, khoản 3 Điều 76 của Bộ luật Hình sự thì Chấp hành viên được giao thi hành vụ việc tiến hành xác minh, lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án và báo cáo Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự có văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án.
Trường hợp, người phải thi hành án có đơn đề nghị xét miễn, giảm thi hành án, thì trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn, Chấp hành viên được giao thi hành vụ việc phải xác minh, nếu đủ điều kiện để xét miễn, giảm thì lập hồ sơ xét miễn, giảm thi hành án theo quy định. Trường hợp chưa đủ điều kiện xét miễn, giảm thi hành án thì trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn phải thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị xét miễn, giảm thi hành án biết.
Đối với phần tiền phạt còn lại quy định tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật Hình sự; khoản tiền phạt quy định tại khoản 3 Điều 76 Bộ luật Hình sự, căn cứ hồ sơ thi hành án do Cơ quan thi hành án dân sự cung cấp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp huyện nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc đề nghị Toà án cùng cấp xét miễn, giảm thi hành án.
Đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước do Thi hành án quân khu và tương đương thụ lý thi hành thì cơ quan đó trực tiếp đề nghị Toà án quân sự khu vực nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc xét miễn, giảm thi hành án.
Trường hợp phần tiền phạt còn lại quy định tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật Hình sự; khoản tiền phạt quy định tại khoản 3 Điều 76 Bộ luật Hình sự do Thi hành án quân khu và tương đương thụ lý thi hành, nếu xét thấy hồ sơ có đủ các điều kiện xét miễn, giảm thi hành án, thì Viện kiểm sát quân khu và tương đương uỷ quyền cho Viện kiểm sát quân sự khu vực nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc đề nghị Toà án cùng cấp xét miễn, giảm thi hành án và thông báo cho đương sự biết.
Điều 5. Thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án
Thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Thi hành án dân sự.
Thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án đối với phần tiền phạt còn lại quy định tại khoản 2 Điều 58 Bộ luật Hình sự; khoản tiền phạt quy định tại khoản 3 Điều 76 Bộ luật Hình sự được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 269 Bộ luật tố tụng Hình sự.
CHƯƠNG III
THỦ TỤC XÉT MIỄN, GIẢM THI HÀNH ÁN
Điều 6. Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án
Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Thi hành án dân sự.
Kiểm tra xác minh điều kiện thi hành án.
Biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên, cán bộ Cơ quan thi hành án dân sự lập cần xác định rõ việc người phải thi hành án không có tài sản hoặc nguồn thu nhập để thi hành án, biên bản phải có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố (thôn, ấp), Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh.
Đối với người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù, ngoài biên bản xác minh của Chấp hành viên về điều kiện thi hành án tại nơi cư trú, làm việc của người phải thi hành án, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự gửi phiếu đề nghị Giám thị trại giam, trại tạm giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù xác nhận trong quá trình chấp hành hình phạt tù phạm nhân là người phải thi hành án có: lập công lớn; bị bệnh nặng; có tài sản gửi ở bộ phận lưu ký tại trại giam, trại tạm giam; kết quả thi hành khoản thu nộp ngân sách nhà nước do trại giam, trại tạm giam thu (nếu có).
Giám thị trại giam, trại tạm giam nơi người phải thi hành án đang chấp hành hình phạt tù khi nhận được phiếu đề nghị kiểm tra, xác nhận điều kiện thi hành án của người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận và chuyển phiếu xác nhận đó cho Cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được phiếu yêu cầu.
Tài liệu khác chứng minh điều kiện được xét miễn, giảm thi hành án của người phải thi hành án gồm:
a) Chứng từ thu – chi tiền thi hành án (nếu có);
b) Giấy xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phải thi hành án cư trú đối với trường hợp người phải thi hành án không có tài sản để thi hành án; trường hợp người phải thi hành án đang làm việc tại cơ quan, tổ chức thì phải có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc;
c) Giấy tờ xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên trong trường hợp người phải thi hành án bị tai nạn, đau ốm kéo dài;
d) Giấy tờ xác nhận của cơ quan phòng cháy, chữa cháy trong trường hợp tài sản của người phải thi hành án bị hoả hoạn;
đ) Giấy tờ xác nhận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Trại giam, Trại tạm giam nơi người phải thi hành án bị giam, giữ trong trường hợp người phải thi hành án đã lập công lớn hoặc lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài;
e) Các tài liệu chứng minh khác.
Điều 7. Kiểm sát hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án
Vào tháng đầu của mỗi quý, Cơ quan thi hành án dân sự quy định tại Điều 4 của Thông tư liên tịch này có trách nhiệm chuyển hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm được lập trong quý trước cho Viện kiểm sát cấp huyện nơi người phải thi hành án cư trú, làm việc để thực hiện việc kiểm sát.
Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải xem xét và chuyển hồ sơ cho Toà án kèm theo văn bản nêu rõ ý kiến của Viện kiểm sát về các hồ sơ đề nghị miễn, giảm hoặc văn bản đề nghị miễn, giảm thi hành án và thông báo cho Cơ quan thi hành án dân sự thụ lý hồ sơ xét miễn, giảm biết.
Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự giải thích những điểm chưa rõ hoặc bổ sung những giấy tờ cần thiết. Trường hợp có căn cứ xác định rõ người phải thi hành án có đủ điều kiện để được xét miễn, giảm thi hành án nhưng Cơ quan Thi hành án dân sự không lập hồ sơ, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án dân sự lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án.
Điều 8. Thủ tục xét miễn, giảm thi hành án
Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm thi hành án, Chánh án Toà án có thẩm quyền xét miễn, giảm thi hành án chỉ định một Thẩm phán thụ lý hồ sơ và giải quyết việc xét miễn, giảm thi hành án. Thẩm phán được chỉ định có quyền yêu cầu Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự giải thích những điểm chưa rõ hoặc bổ sung các giấy tờ cần thiết trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Quá thời hạn đó mà cơ quan được yêu cầu không bổ sung các giấy tờ cần thiết, thì Thẩm phán trả lại hồ sơ cho cơ quan đã đề nghị.
Tổ chức phiên họp xét miễn, giảm thi hành án
Phiên họp xét miễn, giảm thi hành án được tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Thi hành án dân sự.
Thẩm phán chủ trì phiên họp xét miễn, giảm thi hành án có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm phiên họp xét miễn, giảm tới đại diện Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự đã đề nghị xét miễn, giảm.
Quyết định chấp nhận toàn bộ, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn, giảm thi hành án của Thẩm phán phải có các nội dung chính sau:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Toà án ra quyết định;
c) Họ, tên Thẩm phán và đại diện các cơ quan tham gia phiên họp;
d) Họ, tên, nơi cư trú, làm việc, nơi đang chấp hành hình phạt tù của người phải thi hành án (nếu có) và khoản nộp ngân sách nhà nước phải thi hành;
đ) Nhận định của Toà án và những căn cứ để chấp nhận, chấp nhận một phần hoặc không chấp nhận đề nghị xét miễn, giảm thi hành án của Viện kiểm sát hoặc Cơ quan thi hành án;
e) Quyết định của Toà án cho miễn thi hành án khoản nộp ngân sách nhà nước, số tiền được miễn; quyết định cho giảm một phần khoản nộp ngân sách nhà nước, số tiền được giảm, số tiền còn phải thi hành và hiệu lực thi hành sau bảy ngày kể từ ngày ký.
Điều 9. Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm thi hành án
Kháng nghị quyết định của Toà án về miễn, giảm thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật Thi hành án dân sự.
Thẩm phán chủ trì phiên họp xét miễn, giảm thi hành án có trách nhiệm thông báo về thời gian, địa điểm phiên họp xét miễn, giảm tới đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự trong trường hợp Toà án yêu cầu đại diện cơ quan thi hành án dân sự đã lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm tham dự
Quyết định giải quyết kháng nghị của Thẩm phán phải có các nội dung chính sau:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Họ, tên, nơi cư trú, làm việc, nơi đang chấp hành hình phạt tù (nếu có) của người phải thi hành án và khoản tiền phạt, án phí phải thi hành;
c) Tên Toà án đã xét miễn, giảm và nội dung quyết định miễn, giảm bị kháng nghị;
d) Nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát;
đ) Nhận định của Toà án cấp phúc thẩm và các căn cứ để Toà án ra quyết định;
e) Quyết định giữ nguyên, sửa đổi một phần hoặc huỷ toàn bộ quyết định của Toà án về việc miễn, giảm thi hành án.
Điều 10. Thi hành quyết định của Toà án về việc miễn, giảm thi hành án
Căn cứ quyết định có hiệu lực của Toà án về việc miễn thi hành án, Cơ quan thi hành án dân sự đã lập hồ sơ phải ra quyết định đình chỉ thi hành phần nghĩa vụ thi hành án được miễn.
Trường hợp Toà án quyết định cho giảm một phần nghĩa vụ thi hành án, Cơ quan thi hành án dân sự đã lập hồ sơ phải ra quyết định đình chỉ thi hành phần nghĩa vụ thi hành án được giảm và tiếp tục thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước còn lại.
Đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước không được Toà án quyết định cho miễn, giảm, Cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm tiếp tục tổ chức thi hành án. Trường hợp hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm bị Toà án trả lại do thực hiện không đúng thủ tục, Cơ quan Thi hành án dân sự có trách nhiệm hoàn thiện lại hồ sơ để chuyển cơ quan có thẩm quyền xem xét trong kỳ xét miễn, giảm gần nhất.
Điều 11. Xử lý vi phạm về việc xét miễn, giảm thi hành án
Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên xem xét, quyết định việc xử phạt hành chính theo quy định tại Chương VII Luật thi hành án dân sự. Viện kiểm sát xem xét việc truy cứu trách nhiệm đối với người phải thi hành án cố tình cất giấu, tẩu tán tài sản để xin miễn, giảm trốn tránh việc thi hành án.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2010 và thay thế Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP-BCA-BTC ngày 17/6/2005 của Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan tổ chức thực hiện cần báo cáo ngay lên Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao để kịp thời có hướng dẫn bổ sung./.