Thông tư 09/2010/TT-BNV ngày 11 tháng 09 năm 2010 ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ.
THÔNG TƯ
BAN HÀNH TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN, THUẾ, HẢI QUAN, DỰ TRỮ
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại
Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ, cụ thể như sau:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan và dự trữ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công chức làm công tác kế toán trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
2. Công chức làm công tác thuế tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
3. Công chức làm công tác hải quan tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính.
4. Công chức làm công tác dự trữ quốc gia tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính.
Chương 2.
TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CÁC NGẠCH CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN
Điều 3. Kế toán viên cao cấp (mã số 06.029)
1. Chức trách:
Kế toán viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo Bộ (ngành), hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành và quản lý tổ chức thực hiện hệ thống nghiệp vụ kế toán.
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì, nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán: các Luật, các chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán, kiểm toán của Việt Nam; các đề án chiến lược phát triển công tác kế toán trong phạm vi toàn quốc, gồm:
– Nghiên cứu, xây dựng chủ trương, phương hướng và biện pháp hoàn thiện hệ thống kế toán đáp ứng yêu cầu cải cách quản lý kinh tế, tài chính của quốc gia;
– Nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán đối với vấn đề tổng hợp phức tạp;
– Nghiên cứu, khảo sát và xây dựng các chế độ tài chính, thống kê, kế toán, kiểm toán và quy chế, quy trình nghiệp vụ, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;
b) Chủ trì tổ chức việc phối hợp nghiệp vụ của lĩnh vực liên quan giữa các cấp quản lý cùng lĩnh vực của các ngành đảm bảo tính thống nhất đồng bộ trong toàn quốc;
c) Tham gia xây dựng các mục tiêu, giáo trình và hướng dẫn đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế toán trưởng, kiểm toán viên;
d) Chủ trì tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các phương án, kế hoạch, kiểm tra nghiệp vụ kế toán và xây dựng các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về kế toán hiện hành nhằm tổ chức quản lý chặt chẽ có hiệu lực và hiệu quả hơn;
đ) Chủ trì lập các dự toán và xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí;
e) Chủ trì tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân tích hiệu quả, rút kinh nghiệm và đề xuất phương án điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung về quy trình nghiệp vụ, chế độ áp dụng, tổng hợp báo cáo lên cấp trên;
g) Thực hiện việc kiểm tra nội bộ đối với các đơn vị trực thuộc, đề xuất các biện pháp xử lý vi phạm và các biện pháp chấn chỉnh hoàn thiện tổ chức công tác và tổ chức bộ máy kế toán của các đơn vị;
h) Đề xuất ý kiến với lãnh đạo hoặc cấp trên giải quyết về những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong thực hiện quy chế quản lý, cải tiến nội dung và phương pháp quản lý, quy trình nghiệp vụ kế toán.
3. Năng lực:
a) Nắm được chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm chắc quản lý hành chính, cải cách hành chính và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Chính phủ, của ngành, lĩnh vực;
b) Hiểu rõ và tuân thủ Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các chế độ tài chính kế toán của nhà nước và các chế độ kế toán cụ thể áp dụng trong các ngành, lĩnh vực;
c) Hiểu biết rộng về hệ thống lý luận thực tiễn các hình thức, phương pháp và xu hướng phát triển của công tác kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;
d) Nắm vững luật pháp kinh tế, tài chính, các chính sách chế độ tài chính tín dụng của Nhà nước và pháp luật quốc tế liên quan đến công tác kế toán của ngành, lĩnh vực;
đ) Nắm vững nguyên lý tổ chức công tác kế toán, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong nước và quốc tế;
e) Am hiểu rộng về tình hình phát triển kinh tế xã hội của lĩnh vực quản lý tài chính ở trong nước và quốc tế;
g) Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức chỉ đạo ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hiện đại để cải tiến hệ thống quản lý nghiệp vụ kế toán.
4. Trình độ:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kế toán viên cao cấp;
d) Có ngoại ngữ trình độ C trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) hoặc một ngoại ngữ khác theo yêu cầu của vị trí làm việc;
đ) Có trình độ tin học văn phòng (các kỹ năng của Microsoft Word, Microsoft Excel, Internet) và sử dụng thành thạo phần mềm kế toán phục vụ công tác chuyên môn;
e) Có thời gian tối thiểu ở ngạch kế toán viên chính là 06 năm;
g) Chủ trì hoặc tham gia đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học về tài chính kế toán được Hội đồng khoa học cấp Bộ, ngành công nhận và áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn.
Điều 4. Kế toán viên chính (mã số 06.030)
1. Chức trách:
Kế toán viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ trong bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý về công tác kế toán, giúp lãnh đạo đơn vị chỉ đạo, điều hành và quản lý nghiệp vụ kế toán ở đơn vị hoặc tổ chức thực hiện công tác kế toán tại đơn vị.
2. Nhiệm vụ:
a) Nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán; xét duyệt hệ thống kế toán và chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị, ngành hoặc lĩnh vực kế toán nhà nước;
b) Chủ trì lập các dự toán và tham gia xây dựng các định mức kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện dự toán, định mức chi tiêu, sử dụng tài sản, kinh phí;
c) Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn vốn hoặc kinh phí;
>>> Luật sư