Thông tư 07/2015/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ BẢO LÃNH NGÂN HÀNG
Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Pháp lệnh số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã và công ty tài chính (trừ công ty tài chính chuyên ngành).
2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài trong trường hợp các tổ chức này tham gia đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh), cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
2. Bảo lãnh đối ứng là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên bảo lãnh đối ứng cam kết với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh trong trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh là khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng; bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh đối ứng.
Xác nhận bảo lãnh là một hình thức bảo lãnh ngân hàng, theo đó bên xác nhận bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc bảo đảm khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh. Bên xác nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh nếu bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ; bên bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên xác nhận bảo lãnh, đồng thời bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
Đồng bảo lãnh là hình thức cấp tín dụng hợp vốn, theo đó có từ 02 (hai) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trở lên cùng thực hiện bảo lãnh; hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và tổ chức tín dụng ở nước ngoài cùng thực hiện bảo lãnh.
Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện bảo lãnh cho bên được bảo lãnh. Trong trường hợp đồng bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng và xác nhận bảo lãnh thì bên bảo lãnh bao gồm cả tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân được bảo lãnh bởi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng.
Bên nhận bảo lãnh là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân có quyền thụ hưởng bảo lãnh do bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh phát hành.
Bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chứctín dụng ở nước ngoài thực hiện bảo lãnh đối ứng cho bên được bảo lãnh.
Bên xác nhận bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng ở nước ngoài thực hiện xác nhận bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,tổ chức tín dụng ở nước ngoài), cá nhân sau:
a) Trong bảo lãnh ngân hàng (trừ bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh), khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh;
b) Trong bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh là bên bảo lãnh đối ứng, khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng là bên được bảo lãnh;
c) Trong xác nhận bảo lãnh, khách hàng của bên bảo lãnh là bên được bảo lãnh, khách hàng của bên xác nhận bảo lãnh là bên bảo lãnh.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh với khách hàng và các bên liên quan khác (nếu có) về việc phát hành bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng.
Cam kết bảo lãnh là văn bản do bên bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoặc bên xác nhận bảo lãnh phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì thư bảo lãnh bao gồm cả văn bản cam kết của bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh;
b) Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh thì hợp đồng bảo lãnh bao gồm cả văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có), giữa bên xác nhận bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và các bên liên quan khác (nếu có).
Điều 4. Quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh
Việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho tổ chức, cá nhân đối với nghĩa vụ tài chính hợp pháp bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Những trường hợp không được bảo lãnh, hạn chế bảo lãnh và thực hiện giới hạn cấp tín dụng
Khi thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ các quy định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước về trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng.
Điều 6. Xác định số dư bảo lãnh đối với khách hàng
Số dư bảo lãnh đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan bao gồm số dư phát hành cam kết bảo lãnh, số dư phát hành cam kết bảo lãnh đối ứng, số dư phát hành cam kết xác nhận bảo lãnh cho khách hàng đó, khách hàng đó và người có liên quan.
Điều 7. Sử dụng ngôn ngữ
Các văn bản sử dụng trong giao dịch bảo lãnh bao gồm thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, các bên liên quan được thỏa thuận sử dụng tiếng nước ngoài. Trường hợp sử dụng tiếng nước ngoài, các văn bản phải được dịch sang tiếng Việt (có xác nhận của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đính kèm bản tiếng nước ngoài khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Điều 8. Áp dụng tập quán và lựa chọn giải quyết tranh chấp
Các bên tham gia bảo lãnh ngân hàng, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh, đồng bảo lãnh được thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật các tổ chức tín dụng.
Việc xử lý tranh chấp phát sinh trong nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện theo thỏa thuận của các bên phù hợpvới quy định của pháp luật. Trường hợp bảo lãnh có yếu tố nước ngoài, các bên có thể thỏa thuận luật áp dụng, cơ quan giải quyết tranh chấp (bao gồm cả tòa án hoặc trọng tài thương mại nước ngoài) để giải quyết tranh chấp về giao dịch bảo lãnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 9. Phạm vi bảo lãnh
Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài chính mà bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện với bên nhận bảo lãnh.
Điều 10. Điều kiện đối với khách hàng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét, quyết định cấp bảo lãnh, bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh cho khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ tài chính hợp pháp.
Được tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấpbảo lãnh đánh giá có khả năng hoàn trả lại số tiền mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trả thay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Điều 11. Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được bảo lãnh cho khách hàng tổ chứclà người không cư trú. Việc bảo lãnh cho khách hàng tổ chức là người không cư trú phải đáp ứng một trong những điều kiện dưới đây:
a) Khách hàng là doanh nghiệp thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư quy định tại điểma, c khoản 1 Điều 52 Luật Đầu tư 2014 hoặc dưới hình thức đầu tư trực tiếp khác tại nước ngoài theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư;
b) Khách hàng ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh;
c) Bên nhận bảo lãnh là người cư trú.
Trường hợp khách hàng là tổ chứctín dụng ở nước ngoài thì không phải thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi thực hiện bảo lãnh cho khách hàng tổ chứclà người không cư trú phải tuân thủ các quy định sau:
a) Được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước (đối vớitrường hợp bảo lãnh cho người không cư trú tại Việt Nam) và hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế (đối với trường hợp bảo lãnh cho người không cư trú ở nước ngoài);
b) Tuân thủ quy định tại các Điều 126, Điều 127, Điều 128 và Điều 130 Luật các tổ chứctín dụng và hướng dẫn thực hiện các quy định này của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểmthực hiện bảo lãnh cho khách hàng;
c) Có quy trình đánh giá, quản lý rủi ro tín dụng, trong đó có rủi ro trong bảo lãnh đối với người không cư trú;
d) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều này.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo lãnh bằng ngoại tệ đối với khách hàngtổ chứclà người không cư trú ở nước ngoài, trừ các trường hợp sau:
a) Bảo lãnh cho bên được bảo lãnh tại Việt Nam trên cơ sở bảo lãnh đối ứng của tổ chứctín dụng ở nước ngoài;
b) Xác nhận bảo lãnh cho nghĩa vụ bảo lãnh của tổ chứctín dụng ở nước ngoài đối với bên được bảo lãnh tại Việt Nam.
Ngoài các quy định tại Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh đối với người không cư trú phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 12. Bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai
Khi thực hiện bảo lãnh cho chủ đầu tư dự án bất động sản để bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản, ngân hàng thương mại phải tuân thủ các quy định sau đây:
a) Nhà ở hình thành trong tương lai có đủ điều kiện được bán, cho thuê mua theo quy định tại Điều 55 Luật kinh doanh bất động sản;
b) Trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở ký kết giữa chủ đầu tư và bên mua, bên thuê mua có quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư phải hoàn lại tiền cho bên mua, bên thuê mua khi chủ đầu tư vi phạm nghĩa vụ bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết với bên mua, bên thuê mua;
c) Ngân hàng thương mại đánh giá chủ đầu tư có khả năng thực hiện đúng tiến độ dự án và sử dụng số tiền ứng trước, các khoản tiền khác của bên mua, bên thuê mua đã trả cho chủ đầu tư đúng mục đích;
d) Ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sungGiấy phép thành lập và hoạt động;
đ) Thỏa thuận cấp bảo lãnh với chủ đầu tư, cam kết bảo lãnh phải phù hợp với quy định tại khoản 2, 3 Điều 56
e) Cam kết bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải có hiệu lực đến thời điểm ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày bàn giao nhà cho bên mua, bên thuê mua nhà ở theo thỏa thuậncủa chủ đầu tư với bên mua, bên thuê mua nhà ở.
Hợp đồng bảo lãnh theo quy định tại Điều 56 Luật kinh doanh bất động sản được lập dưới một trong các hình thức cam kết bảo lãnh quy định tại khoản 12 Điều 3 và Điều 15 Thông tư này.
Ngoài các quy định tại khoản 1, 2 Điều này, các nội dung khác về việc bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
Điều 13. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các loại tài liệu chủ yếu sau:
a) Văn bản đề nghị bảo lãnh;
b) Tài liệu về khách hàng;
c) Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
đ) Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Căn cứ tình hình thực tế nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và đặc điểmcụ thể của từng nhóm khách hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn cụ thể, công bố công khai về yêu cầu hồ sơ cần gửi tới đểtổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xem xét cấp bảo lãnh.
Điều 14. Thỏa thuận cấp bảo lãnh
Để thực hiện bảo lãnh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng ký thỏa thuận cấp bảo lãnh. Trường hợp phát hành bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng thì bên bảo lãnh không bắt buộc phải ký thỏa thuận cấp bảo lãnh với bên bảo lãnh đối ứng.
Thỏa thuận cấp bảo lãnh phải có các nội dung sau:
a) Các quy định pháp luật áp dụng;
b) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
c) Nghĩa vụ được bảo lãnh;
d) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
đ) Hình thức phát hành cam kết bảo lãnh;
e) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
g) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
h) Phí bảo lãnh;
i) Thỏa thuận về bắt buộc nhận nợ trả thay, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay và nghĩa vụ, thời hạn hoàn trả nợ khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
k) Số hiệu, ngày ký, hiệu lực của thỏa thuận;
l) Giải quyết tranh chấp phát sinh.
Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong thỏa thuận cấp bảo lãnh không trái với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Điều 15. Cam kết bảo lãnh
Cam kết bảo lãnh phải có các nội dung sau:
a) Các quy định pháp luật áp dụng;
b) Số hiệu, hình thức cam kết bảo lãnh;
c) Thông tin về các bên trong quan hệ bảo lãnh;
d) Ngày phát hành bảo lãnh, ngày bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh và/hoặc trường hợp bắt đầu có hiệu lực của bảo lãnh;
đ) Ngày hết hiệu lực và/hoặc trường hợp hết hiệu lực của bảo lãnh;
e) Số tiền bảo lãnh, đồng tiền bảo lãnh;
g) Nghĩa vụ bảo lãnh;
h) Điều kiện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
i) Hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
k) Cách thức để kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.
Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, cam kết bảo lãnh có thể có các nội dung khác phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh, phù hợp với quy định, tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung cam kết bảo lãnh do các bên liên quan thỏa thuận phù hợpvới thỏa thuận cấp bảo lãnh và tuân thủ quy định pháp luật.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ các nội dung của thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh tại Thông tư này để thiết kế, in ấn và ban hành mẫu cam kết bảo lãnh phù hợp với từng hình thức bảo lãnh, loại hình bảo lãnh áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về quy trình, trách nhiệm thực hiện việc thiết kế, in ấn, phát hành và sử dụng mẫu cam kết bảo lãnh đảm bảo an toàn, tuân thủ quy định pháp luật.
Đối với các cam kết bảo lãnh phát hành thông qua mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo hình thức và quy trình phát hành cam kết bảo lãnh của mạng thông tin liên lạc quốc tế giữa các ngân hàng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình giám sát, quản lý hoạt động phát hành bảo lãnh đối với các trường hợpnày bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Điều 16. Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh
Thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Việc ủy quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh phải được lập bằng văn bản và phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 17. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của khách hàng
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với các bên có liên quan về việc áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm đối với nghĩa vụ hoàn trả số tiền trả thay khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định nguyên tắc và điều kiện cụ thểcủa việc áp dụng từng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về nghiệp vụ bảo lãnh, giao dịch bảo đảm và theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 18. Phí bảo lãnh
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức bảo lãnh đối với khách hàng. Trong trường hợp bảo lãnh đối ứng hoặc xác nhận bảo lãnh, mức phí bảo lãnh do các bên thỏa thuận trên cơ sở mức phí bảo lãnh được bên được bảo lãnh chấp thuận.
Trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, trên cơ sở thỏa thuận về tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh và mức phí thu được của bên được bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên đồng bảo lãnh.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.
Các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.
Điều 19. Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh
Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định từ ngày phát hành cam kết bảo lãnh hoặc sau ngày phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 23 của Thông tư này.
Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng tối thiểu phải bằng thời hạn có hiệu lực của cam kết bảo lãnh.
Trường hợp ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.
Việc gia hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh do các bên thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh.
Điều 20. Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh/bên xác nhận bảo lãnh thì bên được bảo lãnh và/hoặc bên có liên quan vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp một hoặc một số thành viên đồng bảo lãnh được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì các thành viên khác vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo cam kết bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Điều 21. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh phải gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh cho bên bảo lãnh. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được coi làhợp lệ khi bên bảo lãnh nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
a) Trường hợp bảo lãnh ngân hàng (trừ trường hợp bảo lãnh đối ứng, xác nhận bảo lãnh):
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên bảo lãnh có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
b) Trường hợp bảo lãnh đối ứng:
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh.
Sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh đối ứng. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng được coi là hợp lệ khi bên bảo lãnh đối ứng nhận được trong thời gian làm việc của bên bảo lãnh đối ứng và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh đối ứng. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh đối ứng nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đối ứng đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp bên bảo lãnh đối ứng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay và thông báo cho bên bảo lãnh đối ứng biết. Bên bảo lãnh đối ứng có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Trường hợp xác nhận bảo lãnh:
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên bảo lãnh nhận được văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, bên bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh và thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền bên bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ bảo lãnh đã cam kết với bên nhận bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh gửi văn bản yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh kèm hồ sơ theo thỏa thuận tại cam kết bảo lãnh cho bên xác nhận bảo lãnh. Yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được coi là hợp lệ khi bên xác nhận bảo lãnh nhận được trong thời gian làm việc của bên xác nhận bảo lãnh và trong thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh. Trường hợp gửi yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh dưới hình thức thư bảo đảm qua mạng bưu chính công cộng thì ngày bên xác nhận bảo lãnh nhận được yêu cầu là ngày ký nhận thư bảo đảm.
Chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày bên xác nhận bảo lãnh nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, đồng thời hạch toán ghi nợ vào tài khoản cho vay bắt buộc số tiền đã trả thay cho bên bảo lãnh và thông báo cho bên bảo lãnh biết. Bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ số tiền bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay và số tiền lãi theo quy định tại khoản 3 Điều này, đồng thời yêu cầu bên được bảo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh.
Bên trả thay quyết định thời hạn cho vay bắt buộc, kỳ hạn trả nợ, lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay phù hợp với thỏa thuận cấp bảo lãnh. Mức lãi suất áp dụng đối với số tiền trả thay do các bên thỏa thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay thông thường đang áp dụng đối với khoản vay có thời hạn tương ứng tại chính tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Trường hợptừ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từkhi nhận được yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, bên từ chối phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối.
Trường hợp trả thay bằng ngoại tệ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán cho vay bắt buộc bằng loại ngoại tệ đã trả thay.
Điều 22. Quan hệ giữa cam kết bảo lãnh và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh
Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì cam kết bảo lãnh chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh thì cam kết bảo lãnh không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hợp đồngcó nghĩa vụ được bảo lãnh bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì cam kết bảo lãnh chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo lãnh thì cam kết bảo lãnh không chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trong trường hợp cam kết bảo lãnh không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên được bảo lãnh đối với mình.
Điều 23. Chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh
Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp sau:
Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh chấm dứt.
Nghĩa vụ bảo lãnh đã được thực hiện theo đúng cam kết bảo lãnh.
Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
Cam kết bảo lãnh đã hết hiệu lực.
Bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh.
Theo thỏa thuận của các bên.
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 22.
Nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợpkhác theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Đồng bảo lãnh
Nguyên tắc, điều kiện, quy trình tổ chức thực hiện đồng bảo lãnh được thực hiện theo quy định tại Thông tư này, quy định của Ngân hàng Nhà nước về cấp tín dụng hợp vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và quy định pháp luật có liên quan.
Các bên tham gia đồng bảo lãnh cùng chịu trách nhiệm liên đới trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì các bên tham gia có trách nhiệm hoàn trả cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu mối số tiền tương ứng theo tỷ lệ tham gia đồng bảo lãnh mà các bên đã thỏa thuận.
Điều 25. Bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới phải thực hiện trên cơ sở hợp đồng liên đới quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Điều 26. Quy định nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về bảo lãnh
Căn cứ quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật liên quan, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh đối với tổ chức, cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú phù hợp với quy định về cấp tín dụng, trong đó phải phân định giữa khâu thẩm địnhvà xét duyệt cấp bảo lãnh.
Tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gửi 01 (một) bản quy định nội bộ nghiệp vụ bảo lãnh về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng các ngành kinh tế) chậm nhất 5 ngày làm việc kể từ khi ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung.
Điều 27. Quyền của bên bảo lãnh
Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh.
Đề nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.
Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh tài sản bảo đảm (nếu có).
Yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ được bảo lãnh (nếu cần).
Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất, lãi suất phạt.
Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
Yêu cầu bên bảo lãnh đối ứng thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh (trong trường hợp bảo lãnh ngân hàng) hoặc bên bảo lãnh đối ứng (trong trường hợp bảo lãnh trên cơ sở bảo lãnh đối ứng) ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
Yêu cầu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợpthành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.
Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 28. Quyền của bên bảo lãnh đối ứng
Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị phát hành bảo lãnh đối ứng.
Đề nghị bên bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho nghĩa vụ của khách hàng của mình đối với bên nhận bảo lãnh.
Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm địnhbảo lãnh đối ứng và tài sản đảm bảo (nếu có).
Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).
Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất.
Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối ứng cho bên bảo lãnh theo cam kết.
Xử lý tài sản bảo đảm của bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật.
Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợpvới quy định của pháp luật.
Điều 29. Quyền của bên xác nhận bảo lãnh
Chấp thuận hoặc từ chối đề nghị xác nhận bảo lãnh.
Yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu thông tin có liên quan đến việc thẩm địnhbảo lãnh và tài sản bảo đảm (nếu có).
Yêu cầu khách hàng có các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh (nếu cần).
Thỏa thuận với bên được bảo lãnh và/hoặc khách hàng về nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, trình tự, thủ tục hoàn trả đối với nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh mà bên xác nhận bảo lãnh đã thực hiện đối với bên nhận bảo lãnh.
Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chỉnh lãi suất.
Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình tài chính của khách hàng trong thời hạn hiệu lực của bảo lãnh.
Hạch toán ghi nợ cho bên bảo lãnh ngay khi thực hiện nghĩa vụ xác nhận bảo lãnh, yêu cầu bên bảo lãnh hoàn trả số tiền mà bên xác nhận bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
Xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo lãnh hoặc bên được bảo lãnh theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợpvới quy định của pháp luật,
Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kếtbảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh hoặc bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 30. Nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và bên xác nhận bảo lãnh
Có trách nhiệm cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến thẩm quyền phát hành cam kết bảo lãnh cho các bên có liên quan; thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nhận được yêu cầu phù hợp với quy định tại cam kết bảo lãnh.
Thực hiện đầy đủ, đúng nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 21 Thông tư này.
Hoàn trả đầy đủ tài sản bảo đảm (nếu có) và các giấy tờ có liên quan cho bên bảo đảm khi thanh lý thỏa thuận cấp bảo lãnh, nếu không có thỏa thuận khác.
Chậm nhất sau 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản khiếu nại của bên nhận bảo lãnh về lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, phải có văn bản trả lời bên khiếu nại.
Thực hiện lưu giữ hồ sơ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn đối vớibên nhận bảo lãnh việc kiểm tra và xác nhận tính xác thực của cam kết bảo lãnh được phát hành.
Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh
Bên được bảo lãnh có các quyền sau đây:
a) Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa thuận trong thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh;
b) Đề nghị bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết;
c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
d) Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh;
đ) Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
e) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Bên được bảo lãnh có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
b) Thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuận quy định tại thỏa thuận cấp bảo lãnh;
c) Hoàn trả cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng số tiền bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng về quá trình thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh. Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng;
đ) Phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu có);
e) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
Quyền của bên nhận bảo lãnh:
a) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
b) Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kếtbảo lãnh;
c) Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
d) Kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh;
đ) Chuyển nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức, cá nhân khác theo thỏa thuận của các bên liên quan phù hợp với quy định của pháp luật;
e) Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh;
g) Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
a) Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh, đảm bảo phù hợpvới nội dung cam kết bảo lãnh;
b) Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh;
c) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
Chương III
BÁO CÁO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 33. Hạch toán kế toán, thông tin báo cáo
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện hạch toán kế toán, theo dõi tất cả các khoản bảo lãnh phát sinh theo quy định.
Tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện báo cáo tình hình thực hiện bảo lãnh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 34. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
Trách nhiệm của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế:
a) Đầu mối tiếp nhận văn bản quy định nội bộ về nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Điều 26 Thông tư này; theo dõi, tổnghợp tình hình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Đầu mối tổng hợp, công bố danh sách ngân hàng thương mại theo quy định tại Khoản 1 Điều 56
c) Đầu mối xử lý các vướng mắc phát sinh liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.
Trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát nghiệp vụ bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và xử lý các vi phạm phát sinh theo thẩm quyền;
b) Phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế công bố danh sách ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Vụ Tài chính – kế toán có trách nhiệm hướng dẫn các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện chế độ hạch toán kế toán đối với các giao dịch liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định tại Thông tư này.
Vụ Quản lý ngoại hối có trách nhiệm hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và thu hồi nợ bảo lãnh cho người không cư trú của tổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng có trách nhiệm thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra cáctổ chứctín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc chấp hành Thông tư này theo thẩm quyền.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Điều khoản chuyển tiếp
Các thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh ký kết và có hiệu lực trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện theo các thỏa thuận, cam kết đã ký cho đến khi nghĩa vụ bảo lãnh chấm dứt. Việc sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh nêu trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Điều 36. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/8/2015
Thông tư này thay thế Thông tư số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Điều 37. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.