Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn.
Mục lục bài viết
1. Tóm tắt nội dung Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL :
Mục đích:
- Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn (sau đây gọi chung là Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn).
Phạm vi điều chỉnh:
- Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn thuộc hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên toàn quốc.
Nội dung chính:
Tổ chức:
- Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập, lãnh đạo toàn diện.
- Trưởng thôn trực tiếp quản lý Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn.
- Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp trên hướng dẫn về nghiệp vụ cho Nhà văn hóa – Khu thể thao thôn.
Hoạt động:
- Phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao của nhân dân địa phương.
- Góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí lành mạnh.
- Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng văn hóa, thể thao.
- Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Tiêu chí:
- Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị.
- Có đội ngũ cán bộ, nhân viên đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có kế hoạch hoạt động cụ thể, sát thực tế.
- Hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.
2. Thuộc tính Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL :
Số hiệu: | 06/2011/TT-BVHTTDL |
Nơi ban hành: | Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch |
Ngày ban hành: | 08/03/2011 |
Ngày công báo: | 29/03/2011 |
Hoàng Tuấn Anh | Hoàng Tuấn Anh |
Loại văn bản: | Thông tư |
Ngày hiệu lực: | 01/05/2011 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL có còn hiệu lực không?
Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành ngày 08/03/2011 có hiệu lực từ ngày 01/05/2011. Hiện văn bản vẫn đang có hiệu lực thi hành.
4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL:
-
Thông tư 05/2014/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 12/2010/TT- BVHTTDL và Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành;
-
Văn bản hợp nhất 2393/VBHN-BVHTTDL năm 2014 hợp nhất Thông tư quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
5. Toàn văn nội dung Thông tư 06/2011/TT-BVHTTDL:
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2011/TT-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 08 tháng 3 năm 2011 |
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH MẪU VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ TIÊU CHÍ CỦA NHÀ VĂN HÓA-KHU THỂ THAO THÔN
Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Căn cứ
Căn cứ Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05 tháng 1 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”;
Căn cứ
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn, làng, ấp, bản, buôn, plây, phum, sóc (sau đây gọi chung là Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn) như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn.
2. Thông tư này không áp dụng đối với Nhà văn hóa-Khu thể thao của tổ dân phố (khu phố, khối phố, khu dân cư ở đô thị); Nhà văn hóa-Khu thể thao của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các cơ sở xã hội hóa khác trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch đóng trên địa bàn thôn.
Điều 2. Tên gọi, vị trí, chức năng
1. Tên gọi:
Nhà văn hóa-Khu thể thao + tên thôn.
2. Vị trí:
Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn thuộc hệ thống thiết chế văn hóa-thể thao cơ sở của cả nước; do Chủ tịch UBND xã quyết định thành lập, lãnh đạo toàn diện; Trưởng thôn trực tiếp quản lý; chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Trung tâm Văn hóa-Thể thao cấp trên.
3. Chức năng:
a) Góp phần tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức khoa học, kỹ thuật; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh trên địa bàn thôn.
b) Nơi sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
c) Nơi tổ chức hội họp, học tập cộng đồng và các sinh hoạt khác ở thôn.
Điều 3. Nhiệm vụ
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động ngắn hạn, dài hạn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
2. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động phục vụ các nhiệm vụ chính trị, sản xuất và đời sống của nhân dân ở thôn.
3. Tổ chức các hoạt động văn nghệ; thể dục, thể thao quần chúng; các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; giao hữu, thi đấu các môn thể thao; duy trì hoạt động các loại hình Câu lạc bộ, nhóm sở thích; phát hiện bồi dưỡng năng khiếu văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em.
4. Tổ chức các chương trình, lớp học nâng cao dân trí, tiếp nhận thông tin và hoạt động dịch vụ phục vụ nhân dân trên địa bàn thôn.
5. Tham gia các hoạt động xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.
6. Xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả công trình.
7. Tổ chức các cuộc hội họp của thôn.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo địa phương giao.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức
1. Căn cứ tình hình kinh tế-xã hội của địa phương, Trưởng thôn tổ chức bầu chọn Chủ nhiệm hoặc Ban Chủ nhiệm Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn.
Chủ nhiệm hoặc Ban chủ nhiệm Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn hoạt động theo nguyên tắc kiêm nhiệm, tự quản, tự trang trải từ nguồn kinh phí xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách xã.
2. Có đội ngũ cộng tác viên và người hoạt động nghiệp vụ không chuyên trách.
Điều 5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí
1. Cơ quan có thẩm quyền ở địa phương có trách nhiệm cấp đất xây dựng Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn theo quy hoạch đã được duyệt và sử dụng đúng mục đích.
2. Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn được xây dựng ở vị trí trung tâm tạo thuận lợi cho nhân dân tham gia sinh hoạt.
3. Kiến trúc Nhà văn hóa-Khu thể thao phải phù hợp điều kiện kinh tế-xã hội và bản sắc văn hóa của địa phương.
4. Quy hoạch và từng bước triển khai xây dựng sân khấu ngoài trời, sân chơi, bố trí vườn hoa, cây cảnh, non bộ, hồ nước, ghế đá…
5. Trang thiết bị tối thiểu cho các hoạt động của Nhà văn hóa-Khu thể thao gồm: hệ thống âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế, sách báo, các dụng cụ thể thao và các loại nhạc cụ phù hợp.
6. Kinh phí:
a) Kinh phí xây dựng cơ sở vật chất:
Do ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần (căn cứ điểm b, khoản 3, mục 6 của
Ngân sách địa phương (tỉnh, huyện, xã) hỗ trợ;
Nhân dân tự nguyện đóng góp;
Huy động từ các tổ chức, doanh nghiệp.
b) Kinh phí chi hoạt động thường xuyên: Do ngân sách địa phương hỗ trợ và nhân dân tự nguyện đóng góp.
Điều 6. Tiêu chí của Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn
STT | Tiêu chí | Nội dung tiêu chí | Tiêu chí theo vùng | |
Đồng bằng | Miền núi | |||
1 | Diện tích đất quy hoạch | 1.1. Diện tích đất khu Nhà văn hóa 1.2. Diện tích Khu thể thao | Từ 500m2 trở lên Từ 2.000m2 trở lên | Từ 300m2 trở lên Từ 1.500m2 trở lên |
2 | Quy mô xây dựng | 2.1. Hội trường Nhà văn hóa 2.2. Sân khấu trong hội trường 2.3. Sân tập thể thao đơn giản 2.4. Công trình phụ trợ Nhà văn hóa-Khu thể thao (nhà để xe, khu vệ sinh, vườn hoa, cổng, tường rào bảo vệ) 2.5. Có thể xây dựng những công trình thể thao khác được quy định tại | Từ 100 chỗ ngồi trở lên Từ 30m2 trở lên Từ 250m2 trở lên Có đủ | Từ 80 chỗ ngồi trở lên Từ 25m2 trở lên Từ 200m2 trở lên Đạt 80% |
3 | Trang thiết bị | 3.1. Trang bị của hội trường Nhà văn hóa: – Bộ trang âm (tivi, ămpli, micro, loa) – Bộ trang trí, khánh tiết: cờ Tổ quốc, cờ Đảng, ảnh hoặc tượng Bác Hồ, phông màn sân khấu nhỏ, băng khẩu hiệu, cờ trang trí… – Bàn, ghế phục vụ sinh hoạt – Tủ sách, tranh ảnh tuyên truyền phục vụ thiếu nhi – Bảng tin, nội quy hoạt động – Một số nhạc cụ phổ thông, truyền thống phù hợp với địa phương. 3.2. Dụng cụ thể thao: Một số dụng cụ thể thao phổ thông và dụng cụ thể thao truyền thống phù hợp với phong trào thể thao quần chúng ở địa phương | Có đủ m
Có đủ các dụng cụ TDTT theo nhu cầu sử dụng | Đạt 80% m
Có các dụng cụ thể thao tối thiểu |
4 | Kinh phí hoạt động thường xuyên | 4.1. Ngân sách địa phương hỗ trợ 4.2. Kinh phí do nhân dân đóng góp và xã hội hóa | Tỷ lệ cụ thể do địa phương quy định | Tỷ lệ cụ thể do địa phương quy định |
5 | Cán bộ nghiệp vụ | 5.1. Trình độ chuyên môn 5.2. Chế độ thù lao | Sơ cấp trở lên Hưởng thù lao theo công việc | Qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Hưởng thù lao theo công việc |
6 | Kết quả thu hút nhân dân tham gia hoạt động | 6.1. Hoạt động văn hóa văn nghệ thường xuyên m 6.2. Hoạt động thể dục thể thao thường xuyên m 6.3. Hoạt động văn hóa, vui chơi, giải trí phục vụ cho trẻ em | 50% trở lên/tổng số dân 25% trở lên/tổng số dân 30% thời gian hoạt động | 30% trở lên/tổng số dân 15% trở lên/tổng số dân 20% thời gian hoạt động |
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Căn cứ Thông tư này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp, ban hành chính sách về sử dụng đất, mức kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ nguồn ngân sách Nhà nước; chế độ thù lao của cán bộ, cộng tác viên; chính sách thực hiện xã hội hóa văn hóa xây dựng Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn.
2. Các cơ quan, đơn vị Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Nhà nước ở Trung ương và địa phương chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cộng tác viên cho Nhà văn hóa-Khu thể thao thôn.
Điều 8. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2011.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp./.
BỘ TRƯỞNG
Hoàng Tuấn Anh