Thông tư 04/2008/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về hoạt động in các sản phẩm không phải là xuất bản phẩm.
THÔNG TƯ
Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của
Căn cứ
Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;
Để thực hiện thống nhất trong cả nước, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 105/2007/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là
I. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG
1. Về hoạt động in
Tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động một trong ba khâu: chế bản in; in, gia công sau in và photocopy đều phải thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động in.
2. Về in vàng mã
2.1. Vàng mã quy định tại Nghị định số 105/2007/NĐ-CP là các sản phẩm in và phải đảm bảo không có nội dung vi phạm các quy định về quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2.2. Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm xác nhận việc đăng ký loại vàng mã được in.
3. Về in các sản phẩm phải có
3.1. Cơ sở in phải có
a) In sản phẩm là chứng minh thư phải có văn bản chấp thuận của Bộ quản lý chuyên ngành về loại chứng minh thư đó.
b) In hộ chiếu phải có văn bản chấp thuận của Bộ Ngoại giao hoặc Bộ Công an;
c) In văn bằng phải có văn bản chấp thuận của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) In chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân phải có văn bản chấp thuận của cơ quan, tổ chức cấp chứng chỉ.
3.2. Khi nhận in phải có bản mẫu được xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Mục I của Thông tư này.
4. Về in gia công cho nước ngoài
4.1. Cơ sở in gia công cho nước ngoài phải đảm bảo:
a) Các sản phẩm in gia công cho nước ngoài phải xuất khẩu 100% ra nước ngoài, không được tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Bên đặt in phải chịu trách nhiệm về bản quyền đối với sản phẩm đặt in.
4.2. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm in gia công cho nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
II. THIẾT BỊ NGÀNH IN
1. Về việc nhập khẩu máy photocopy màu
1.1. Cơ quan, tổ chức có pháp nhân đầy đủ cần sử dụng máy photocopy màu để phục vụ cho công việc nội bộ của mình thì được xem xét cho phép nhập khẩu.
1.2. Đơn vị sử dụng máy photocopy màu phải ban hành quy chế quản lý và sử dụng máy gửi kèm hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu. Mẫu quy chế được đính kèm theo Thông tư này.
2. Về đăng ký thiết bị ngành in
2.1. Cơ quan, tổ chức sử dụng máy photocopy màu phải đăng ký máy photocopy màu với Sở Thông tin và Truyền thông sở tại. Mẫu đăng ký sử dụng máy photocopy màu được đính kèm Thông tư này.
2.2. Các thiết bị ngành in khác không phải đăng ký và không phải gắn biển số.
III. CẤP GIẤY PHÉP VÀ CẤP LẠI GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG IN
1. Về hồ sơ xin cấp phép hoạt động in
1.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động in của cơ sở in phải tuân theo các điều kiện chung quy định tại Nghị định số 105/2007/NĐ-CP.
1.2. Sơ yếu lý lịch của Giám đốc hoặc chủ sở hữu kèm theo bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ (nếu có) quy định tại tiết b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 105/2007/NĐ-CP được hiểu như sau: Giám đốc hoặc chủ sở hữu cơ sở in phải có sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ đã được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý in do các cơ sở đào tạo chuyên ngành về in cấp và kèm theo các văn bằng, chứng chỉ khác (nếu có).
1.3. Đối với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập cơ sở in của cơ quan chủ quản quy định tại tiết d khoản 2 Điều 6 Nghị định số 105/2007/NĐ-CP cụ thể như sau:
a) Cơ sở in là doanh nghiệp, sự nghiệp có thu phải gửi bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Cơ sở in sự nghiệp (cơ sở in phục vụ nội bộ không in kinh doanh) phải gửi bản sao có chứng thực quyết định thành lập cơ sở in của cơ quan chủ quản.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568