Thông tư 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định
chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập
___________________________________
Căn cứ Nghị định số 56 /2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ
Bộ Y tế, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập như sau:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư liên tịch này hướng dẫn thi hành chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập quy định tại Nghị định số 56 /2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ.
2. Cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này bao gồm:
a) Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vực: y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh; phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe sinh sản; phòng chống bệnh xã hội; trang thiết bị y tế; truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số – kế hoạch hóa gia đình.
b) Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
c) Cơ sở điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người khuyết tật đặc biệt của Nhà nước.
3. Các cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư liên tịch này.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Công chức, viên chức đã được xếp lương theo
1. Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 16 hoặc 13) để thực hiện các công việc sau:
a) Khám, điều trị, chăm sóc, phục vụ người bệnh và phục hồi chức năng;
b) Xét nghiệm phục vụ cho công tác chuyên môn y tế;
c) Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, y học hạt nhân, xạ trị;
d) Giải phẫu bệnh lý;
đ) Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, kiểm dịch y tế biên giới;
e) Phòng chống dịch bệnh, bệnh xã hội, y học lao động và vệ sinh môi trường y tế;
g) Kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn sinh học; hộ lý, y công;
h) Kiểm nghiệm, kiểm định, giám định;
i) Pha chế, bào chế, bảo quản, cấp phát thuốc, vắc xin, hoá chất, môi trường nuôi cấy tại các cơ sở y tế;
k) Nghiên cứu y dược học; chỉ đạo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế;
l) Chuyên môn an toàn vệ sinh thực phẩm, dinh dưỡng tiết chế;
m) Chuyên môn dân số – kế hoạch hóa gia đình;
n) Bảo quản, vệ sinh, trông coi xác và nhà xác;
2. Công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế (xếp lương không có 2 chữ số đầu của mã ngạch 16 hoặc 13), đang đảm nhận các công việc sau:
a) Vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị y tế;
b) Nuôi, trồng động vật, thực vật, côn trùng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu y dược học;
c) Làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc truyền thông giáo dục sức khoẻ.
3. Công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý và pháp y.
Điều 3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề y tế
1. Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
2. Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn y tế theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức;
3. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên;
4. Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
5. Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn y tế từ 1 tháng trở lên.
6. Thời gian được cơ quan có thẩm quyền điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn y tế liên tục từ 1 tháng trở lên.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 4. Mức phụ cấp
1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.
2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 2, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.
3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 3, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.
4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức (kể cả cán bộ chuyên môn y tế của trạm y tế xã, phường, thị trấn) thường xuyên, trực tiếp làm các công việc quy định tại Khoản 4, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP;
5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức sau đây:
a) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để phục vụ công tác truyền thông giáo dục sức khỏe quy định tại điểm a, Khoản 5, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP;
b) Công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp thực hiện các công việc chuyên môn y tế về dân số – kế hoạch hóa gia đình (kể cả cán bộ làm công việc chuyên môn về dân số – kế hoạch hóa gia đình tại xã, phường, thị trấn) quy định tại điểm a, Khoản 5, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP;
c) Công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện, trung tâm thuộc các chuyên khoa sau: HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, quy định tại điểm b, Khoản 5, Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.
6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập (trừ đối tượng quy định tại điểm c, khoản 5 Điều này), viên chức làm công tác chuyên môn y tế tại cơ quan, đơn vị, trường học thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét quyết định áp dụng mức phụ cấp quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 56/2011/NĐ-CP.
Điều 5. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề
1. Cách tính
a) Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng | = | Mức lương tối thiểu chung | x | Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) | x | Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng |
Ví dụ: Bà Trần Thị A là điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện Tâm thần TW2, đang hưởng lương ngạch điều dưỡng trung cấp, mã số ngạch 16b.121, bậc 12, hệ số lương 4,06 và hưởng 7% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,4. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề tháng 09/2011 của bà A như sau:
Tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề 1 tháng | = | 830.000 đồng | x | 4,06+0,4+(4,06 x 7%) | x | 70% | = | 2.756.802 đồng |
b) Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
c) Phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Nguồn kinh phí
a) Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư liên tịch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định.
b) Riêng năm 2011, kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư liên tịch này được xử lý như sau:
– Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổng hợp chung vào nhu cầu cải cách tiền lương và xử lý từ nguồn cải cách tiền lương theo quy định; cụ thể như sau:
+ Các cơ sở sự nghiệp y tế công lập trực tiếp trả lương cho công chức, viên chức có trách nhiệm lập báo cáo nhu cầu kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề tăng thêm năm 2011 theo Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp ngân sách hiện hành (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp).
+ Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm của các cơ sở sự nghiệp y tế công lập thuộc phạm vi quản lý theo Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.
+ Cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm theo Biểu số 2, 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, lập báo cáo theo Biểu số 3 gửi Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo quy định.
– Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
+ Các cơ sở sự nghiệp y tế công lập trực tiếp trả lương cho công chức, viên chức có trách nhiệm lập báo cáo nhu cầu và nguồn chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề tăng thêm năm 2011 theo Biểu số 4 và số 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp ngân sách hiện hành.
+ Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thẩm định, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi tăng thêm theo Biểu số 6 và số 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi cơ quan quản lý cấp trên cho tới Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo theo Biểu số 6 và số 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo quy định.