Cục cảnh sát ĐKQL cư trú và về DLQG dân cư? Cục trưởng Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư hiện nay là ai? Cơ cấu, tổ chức của cục cảnh sát đkql cư trú và dlqg về dân cư?
Cục cảnh sát ĐKQL cư trú và về DLQG dân cư là cơ quan xuất hiện rất nhiều trên các thông tin đại chúng và trên cả các loại giấy tờ tùy thân của chúng ta, cơ quan này được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo chức năng nhiệ vụ và quyền hạn do pháp luật đề ra cụ thể. Để hiểu rõ hơn về các thông tin về Cục cảnh sát ĐKQL cư trú và về DLQG dân cư. Hãy theo dõi ngay dưới đây bài viết của chúng tôi nhé.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
- 1 1. Cục cảnh sát đkql cư trú và dlqg về dân cư:
- 2 2. Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư tiếng Anh là gì?
- 3 3. Cục trưởng Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư hiện nay là ai?
- 4 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư:
- 5 5. Cơ cấu, tổ chức của cục cảnh sát đkql cư trú và dlqg về dân cư:
1. Cục cảnh sát đkql cư trú và dlqg về dân cư:
Như đã biết thì vào ngày 10 tháng 10 năm 2012 Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định thành lập Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội. Căn cứ dựa trên các quy định cụ thể mà pháp luật đề ra thì cục cảnh sát đkql cư trú và dlqg về dân cư có trách nhiệm cụ thể và giúp Tổng cục trưởng Tổng Cục cảnh sát thống nhất, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính trong cả nước về công tác đăng ký, quản lý cư trú, ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ như cấp và quản lý Chứng minh nhân dân, căn cước công dân và tiến hành xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về cư trú, đảm bảo an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội theo đúng quy định của pháp luật và của Bộ trưởng đã đề ra đối với cơ quan cảnh sát ĐKQL cư trú và về DLQG dân cư này.
2. Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư tiếng Anh là gì?
Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư tiếng Anh là Police Department on Residence Management and National Data on Population.
3. Cục trưởng Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư hiện nay là ai?
Hiện nay Cục trưởng Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư là Đại tá Trần Quốc Sáng, các Phó cục trưởng như sau:
+ Phó Cục trưởng: Đại tá Phùng Đức Thắng;
+ Phó Cục trưởng: Thượng tá Trần Hồng Phú;
+ Phó Cục trưởng: Đại tá Ngô Như Cường;
+ Phó Cục trưởng: Đại tá Lê Minh Hiếu.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư:
Căn cứ dựa tren quyết định thành lập quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cục ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư cụ thể như sau:
– Chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính trong cả nước về công tác đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư trong cả nước;
– Tiến hành cấp, cấp đổi, quản lý chứng minh nhân dân và căn cước công dân;
– Xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý Nhà nước về cư trú, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội.
Như vậy nhiệm vụ cũng như quyền hạn của cục Cục cảnh sát ĐKQL cư trú và về DLQG dân cư đã được quy định cụ thể và căn cứ dựa trên tình hình thực tế trên cả nước và tại các địa phương trong thời gian tới, Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư đẩymạnh phối hợp với các đơn vị chức năng tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công an trình Chính phủ, Quốc hội xây dựng, ban hành quy định pháp luật cho hoạt động của lực lượng Cảnh sát đăng ký, quản lý về cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư. Để từ đó có thể hướng tới nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú cho phù hợp với tình hình dân cư và thời đại mới, các văn bản quy phạm pháp luật về cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, cấp quản lý chứng minh nhân dân, căn cước công dân theo công nghệ mới…, với mục đích góp phần vào phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội.
5. Cơ cấu, tổ chức của cục cảnh sát đkql cư trú và dlqg về dân cư:
Phòng 1: Phòng Tham mưu.
Đúng như tên gọi, phòng 1 có vai trò tham mưu giúp Cục trưởng theo dõi, tổng hợp tình hình, kết quả công tác; đề xuất chủ trương, chương trình kế hoạch chung về công tác đăng ký, quản lý cư trú, tàng thư hộ khẩu, tàng thư căn cước công dân. Bên cạnh đó, còn có nhiệm vụ và quản lý chứng minh nhân dân, căn cước công dân và quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện công tác xây dựng lực lượng, công tác Đảng và công tác hậu cần của Cục Công an.
Phòng 2: Phòng Hướng dẫn đăng ký, quản lý cư trú
Nhiệm vụ của phòng 2 là nghiên cứu, đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chương trình, kế hoạch về công tác đăng ký, quản lý cư trú và công tác tàng thư hộ khẩu. Ngoài ra, còn có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các mặt công tác đó.
Phòng 3: Phòng Hướng dẫn cấp và quản lý Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
Phòng 3 có nhiệm vụ trong việc nghiên cứu, đề xuất ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chủ trương, chương trình, kế hoạch về công tác cấp và quản lý chứng minh nhân dân, tàng thư căn cước công dân. Từ đó, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các mặt công tác.
Phòng 4: Phòng hướng dẫn quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Vai trò của phòng 4 là tham mưu giúp Cục trưởng thống nhất, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác xây dựng, quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tổ chức thực hiện các quy định, chủ trương, chương trình, kế hoạch đó.
Phòng 5: Phòng Tiếp nhận, chuyển giao và huấn luyện sử dụng công nghệ
Phòng 5 đảm nhận việc tiếp nhận, chuyển giao và huấn luyện sử dụng công nghệ; áp dụng công nghệ vào việc quản lý dân cư, cư trú để có hiệu quả tốt nhất, theo kịp xu thế chung của thế giới.
Phòng 6: Trung tâm Căn cước công dân quốc gia
Phòng 6 có nhiệm vụ tham mưu giúp Cục trưởng nghiên cứu, đề xuất, tổ chức sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân theo đúng quy định, triển khai thực hiện dự án sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân.
Phòng 7: Trung tâm quản trị, điều hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Vai trò chính của phòng 7 là tham mưu giúp Cục trưởng nghiên cứu, đề xuất và thực hiện quản trị, điều hành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, xây dựng văn bản về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn, quy chế, quy trình vận hành trung tâm dữ liệu dân cư, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Hiện nay, hiệc xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành liên quan đến người dân mới chỉ tập trung vào mục tiêu quản lý nhà nước của từng ngành, lĩnh vực mà chưa đặt vấn đề kết nối, chia sẻ thông tin chung về công dân giữa các cơ sở dữ liệu nên không khắc phục được tình trạng cục bộ, chia cắt thông tin về công dân, không thống nhất về thông tin cơ bản của một công dân trong các cơ sở dữ liệu, gây lãng phí nguồn lực về tài chính trong việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng (mở rộng cơ sở dữ liệu), tạo cơ sở cho các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật như: làm giấy tờ giả, lừa đảo qua mạng,… để trốn tránh trách nhiệm hành chính và lãng phí nguồn nhân lực khi các cơ quan đều thực hiện việc nhập các dữ liệu trùng nhau.
Như vậy từ các thông tin như trên ta thấy cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giữ vị trí, vai trò hỗ trợ trong công tác quản lý nhà nước, phục vụ việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, cải cách thủ tục hành chính và bảo vệ quyền lợi của công dân, cụ thể:
Như trên cũng đã hiểu cụ thể về việc tổ chức thu thập, cập nhật các thông tin cơ bản của công dân sẽ tạo lập nên một hệ cơ sở dữ liệu về dân cư tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương để dùng chung nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an sinh xã hội.
Hiện nay thì cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng đang dần hoàn thiện và đổi mới đây được xem là căn cứ quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu, đề xuất lộ trình đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm giấy tờ công dân, khắc phục tình trạng người dân phải sử dụng nhiều loại giấy tờ cá nhân nhưng không đem lại hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó thì rất thuận tiện cho việc tra cứu thông tin trong cơ sở dữ liệu khi giải quyết các thủ tục hành chính sẽ thay thế cho việc phải xuất trình hoặc nộp bản sao có công chứng các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xử lý và giảm chi phí và thời gian đi lại của nhân dân nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.