Thông tin chủ thể giao kết trong hợp đồng bảo hiểm. Chủ thể giao kết hợp đồng có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, cụ thể.
Thông tin chủ thể giao kết trong hợp đồng bảo hiểm. Chủ thể giao kết hợp đồng có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác, cụ thể.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010 thì: “Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảohiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểmphải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảohiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm”. Trách nhiệm cung cấp thông tin của các bên trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm. Theo đó:
Về phía doanh nghiệp bảo hiểm:
Với doanh nghiệp bảo hiểm, việc cung cấp những thông tin chính xác nhằm mang lại cho bên mua bảo hiểm cái nhìn toàn diện nhất về loại hình bảo hiểm, quyền lợi của mình trước khi kí kết vào hợp đồng bảo hiểm. Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ sẽ tạo dựng được lòng tin với khách hàng trong việc thực hiện hợp đồng, tránh xẩy ra tình trạng khởi kiện do doanh nghiệp bảo hiểm vì trục lợi cá nhân mà không cung cấp hoặc cung cấp sai thông tin.Trên phương diện thực tế, bảo hiểm là một ngành mới phát triển ở nước ta, sự am hiểu của người dân về bảo hiểm cũng như các quy định của pháp luật về vấn đề này còn rất hạn chế. Vì thế để đảm bảo quyền lợi cho bên mua bảo hiểm thì việc cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm là rất quan trọng.
Xét trên phương diện lý thuyết, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, qua đó thể hiện sự thống nhất ý chí (còn gọi là sự “ưng thuận”) của các bên với các mong muốn và chủ đích đạt được những hệ quả pháp lý nhất định là việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng. Với vai trò là luật do các bên trong quan hệ hợp đồng tạo ra, về mặt lý luận, các điều khoản quy định trong hợp đồng cần phải đảm bảo các tiêu chí: đầy đủ, rõ ràng, thống nhất, đơn nghĩa, dễ hiểu. Hợp đồng bảo hiểm nói chungđược điều chỉnh bởi Luật kinh doanh bảo hiểm là một loại hợp đồng gia nhập (còn gọi là hợp đồng theo mẫu). Đặc điểm này được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp bảo hiểm là bên đưa ra các điều khoản mẫu (do Bộ Tài chính ban hành hoặc phê duyệt) để khách hàng xem xét trả lời chấp nhận trong một khoảng thời gian hợp lý; nếu khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm đồng nghĩa với việc chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo điều khoản mẫu mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra. Do đó, về nguyên tắc người mua bảo hiểm khó có thể được đàm phán, thỏa thuận về việc sửa đổi, bổ sung điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Xuất phát từ sự “yếu thế” nói trên của người mua bảo hiểm, tính phức tạp và khó hiểu của các điều khoản bảo hiểm cũng như các điều kiện bảo hiểm, và để tránh việc các doanh nghiệp bảo hiểm tìm cách “chèn ép” khách hàng, dồn họ vào tình thế khó lựa chọn cũng như hạn chế vi phạm nguyên tắc “tự do khế ước” trong giao dịch, các nhà làm luật đã đưa ra quy định về nghĩa vụ về trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người mua bảo hiểm như sau:
Thứ nhất, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến bảo hiểm. Đây là trách nhiệm quan trọng của doanh nghiệp bảo hiểm cũng như các đại lý bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khi tiến hành kí kết hợp đồng bảo hiểm với người mua bảo hiểm. Các thông tin mà doanh nghiệp bảo hiểm phải cung cấp cho người mua bảo hiểm ở đây là những thông tin liên quan cụ thể đến bảo hiểm, có ảnh hưởng đến lợi ích của người mua bảo hiểm mà họ phải được biết như: thông tin về loại bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, cách thức tiến hành giao kết hợp đồng bảo hiểm,thủ tục bồi thường, các nội dung mà pháp luật quy định cần có trong hợp đồng bảo hiểm, nghĩa vụ và quyền lợi của người mua bảo hiểm khi họ tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp…. Các thông tin trên phải thật chính xác và đầy đủ. Bởi từ những thông tin trên mà người mua bảo hiểm mới lựa chọn cho mình một loại bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của mình. Người mua bảo hiểm khó có thể lựa chọn cho mình một loại sản phẩm phù hợp cũng như đảm bảo được lợi ích của mình khi không có hoặc chưa được biết rõ về doanh nghiệp bảo hiểm cũng như loại bảo hiểm mà mình mua.
Thứ hai, khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải giải thích các điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm một cách rõ ràng chobên mua bảo hiểm. Trên quy định này, doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích một cách rõ ràng, đầy đủ và chính xác các vấn đề như: điều kiện về đối tượng sẽ được bảo hiểm, điều kiện để người mua bảo hiểm sẽ được chi trả bảo hiểm, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm… Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải giải thích các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm mà hai bên sẽ tiến hành kí kết cho người mua bảo hiểm. Thông thường, các điều khoản đó chính là các điều khoản về nội dung của hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 13 (nội dung của hợp đồng bảo hiểm), Điều 16 (điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm) cũng như các quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 17 và Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Thứ ba, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nghĩa vụ giữ bí mật về các thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp cho mình.Quy định này nhằm đảm bảo quyền riêng tư cũng như bí mật đời tư của bên mua bảo hiểm.Bởi có những thông tin khi không được giữ bí mật sẽ ảnh hưởng nhất định đến bên mua.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Về phía bên mua bảo hiểm: Bên mua bảo hiểm là bên hiểu rõ nhất các đặc điểm liên quan tới đối tượng bảo hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào những thông tin do người mua bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi ro và quyết định thái độ của mình trong việc có chấp nhận bảo hiểm hay không và nếu chấp nhận thì cách thức tính phí bảo hiểm như thế nào. Có thể nhận thấy, việc cung cấp thông tin từ phía bên mua bảo hiểm đóng vao trò rất lớn trong việc xác định loại hình bảo hiểm, hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm thì khi giao kết hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Saukhi đã được doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm thìbên mua bảo hiểm ngược lại phải cung cấp đầy đủ và chung thực nhất về đối tượng của bảo hiểm như đối tượng được bảo hiểm: sức khỏe(có mắc bệnh hiểm nghèo không, có nghiện ma túy không…), tài sản (có bị hư hỏng gì không hay còn nguyên vẹn…)… thì các thông tin này bên tham gia bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm.
Sự cung cấp thông tin ngược trở lại của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy tính song vụ của hợp đồng bảo hiểm. Đây không những là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm trong quan hệ hợp đồng bảo hiểm. Tại điểm b) khoản 2 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm có quy định bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ: “Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”. Như vậy, trong các chi tiết có liên quan mà pháp luật quy định ở đây có thông tin liên quan đến đối tượng của bảo hiểm.Việc bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm một cách đầy đủ và trung thực là cơ sở để hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực. Đồng thời quy định này còn giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp bảo hiểm vì có thể có trường hợp bên mua bảo hiểm sẽ cung cấp sai sự thật để nhằm gian lận tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh
– Hợp tác, cạnh tranh và đấu thầu trong kinh doanh bảo hiểm
– Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ bảo hiểm
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí