Trong công ty cổ phần có nhiều loại cổ phần như: Cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần biểu quyết. Tuy nhiên không phải cổ đông sở hữu những loại cổ phần này đều là cổ đông sáng lập. Vậy cổ đông sáng lập là gì? Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cổ đông sáng lập là gì?
Theo quy định tại khoản 3, 4 Điều 4
Cổ đông sáng lập chính là cổ đông phổ thông. Điểm khác biệt giữa cổ đông sáng lập và cổ đông phổ thông chính là quyền và nghĩa vụ. Ngoài các quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông, cổ đông sáng lập còn có các quyền và nghĩa vụ:
-Quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
-Các nghĩa vụ quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 119
-Cổ đông sáng lập không nhất thiết phải có trong các trường hợp: Công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác.
-Cổ đông sáng lập khi chuyển nhượng cổ phần chỉ được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và phải được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông nếu chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập. Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập là phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
2. Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập:
Pháp luật quy định về thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp như sau:
“1.Cổ đông sáng lập quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Doanh nghiệp là cổ đông sở hữu ít nhất một cổ phần phổ thông và ký tên trong Danh sách cổ đông sáng lập nộp cho Phòng Đăng ký kinh doanh tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp.
2. Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại Điều 113 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua.
3. Trường hợp thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập quy định tại khoản 2 Điều này, công ty gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần, trong đó không bao gồm thông tin về cổ đông sáng lập chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua.
4. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, cập nhật thông tin của cổ đông sáng lập trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.”
3. Tư vấn các trường hợp cụ thể về thay đổi cổ đông:
1. Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Quý Công ty, em là Phương – Nhân viên Công ty cổ phần xi măng Hạ Long. Vừa qua Công ty em có thay đổi cổ đông sáng lập. Công ty em đã thành lập được hơn 10 năm. Giờ em muốn làm thông báo thay đổi cổ đông gửi Sở kế hoạch đầu tư (không thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh), các anh/chị có thể gửi em xin bản thông báo được không. Em mong nhận được hồi âm của các anh/chị. Em xin chân thành cảm ơn!
2. Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty chúng tôi, với vấn đề của bạn Luật Dương Gia xin trả lời như sau:
Về thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập công ty cổ phần được quy định tại Điều 58 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Như vậy, bạn căn cứ vào trường hợp thay đổi thông tin cổ đông sáng lập của công ty bạn để chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ vụ thể từng trường hợp như sau:
– Trường hợp thay đổi thông tin cổ đông sáng lập do cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua. Hồ sơ gồm:
– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
– Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài sau khi đã thay đổi. Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài phải bao gồm chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần thay đổi, không bắt buộc phải có chữ ký của cổ đông có giá trị cổ phần không thay đổi;
–
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân; bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và bản sao văn bản cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức.
– Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Trường hợp cổ đông sáng lập là tổ chức đã bị sáp nhập, bị tách hoặc hợp nhất vào doanh nghiệp khác, Hồ sơ gồm:
+ Nghị quyết, quyết định về việc tách công ty theo quy định tại Điều 199 Luật Doanh nghiệp;
+ Bản sao
Tuy nhiên, theo qui định của Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn, thủ tục Thông báo thay đổi cổ đông sáng lập đã có sự điều chính nhất định. Theo đó, doanh nghiệp chỉ phải thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông sáng lập trong hai trường hợp sau:
– Trường hợp thứ nhất: Cổ đông sáng lập là nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể tại điểm b khoản 1 điều 31
“Điều 31. Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:
………..
b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
…..”
– Trường hợp thứ hai: Khi cổ đông không hoàn thành nghĩa vụ góp vốn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
“Điều 113. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.
2. Trong thời hạn từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến ngày cuối cùng phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua quy định tại khoản 1 Điều này, số phiếu biểu quyết của các cổ đông được tính theo số cổ phần phổ thông đã được đăng ký mua, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
3. Trường hợp sau thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, cổ đông chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán được một phần số cổ phần đã đăng ký mua thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Cổ đông chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua đương nhiên không còn là cổ đông của công ty và không được chuyển nhượng quyền mua cổ phần đó cho người khác;
b) Cổ đông chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua có quyền biểu quyết, nhận lợi tức và các quyền khác tương ứng với số cổ phần đã thanh toán; không được chuyển nhượng quyền mua số cổ phần chưa thanh toán cho người khác;
c) Cổ phần chưa thanh toán được coi là cổ phần chưa bán và Hội đồng quản trị được quyền bán;
d) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
….”.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
–Luật Doanh nghiệp năm 2020.
–Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.
–Luật Đầu tư năm 2023.
– Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT Thông tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp