Hiện nay, hóa đơn được lập ra trong quá trình trao đổi buôn bán hàng hóa. Theo quy định, các giao dịch mua bán hàng hóa kinh doanh đều phải được lập hóa đơn. Vậy các vi phạm pháp luật về sử dụng hóa đơn sẽ bị xử lý thế nào? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn?
Mục lục bài viết
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính hóa đơn:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn, đã quy định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn bao gồm những đối tượng sau:
– Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn thuộc trong những đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn.
Trường hợp người nộp thuế ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về nộp thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền bị xử phạt theo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế thì tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
– Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Ngoài ra đối với người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
– Cũng theo nghị định này thì Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo
– Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
– Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
– Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
– Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
– Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa đơn:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 01 năm. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện là các hành vi không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in, Không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định, hành vi không lập thông báo phát hành hóa đơn trước khi hóa đơn được đưa vào sử dụng nếu các hóa đơn này gắn với nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã khai, nộp thuế hoặc chưa đến kỳ kê khai, nộp thuế theo quy định, các hành vi không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về
– Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định về hóa đơn không thuộc trường hợp quy định tại đã được nêu ở trên là hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc. Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày thực hiện hành vi vi phạm đó.
Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nếu không xác định được ngày mất, cháy, hỏng hóa đơn thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày phát hiện hóa đơn bị mất, cháy, hỏng.
3. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn:
Đối với hành vi cho bán hóa đơn được quy định tại Điều 22, Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn Đồng thời bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả Pháp luật nước ta về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định về việc buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm cho, bán hóa đơn.
Hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn được quy định tại Điều 23 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn. Pháp luật nước ta về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định về việc điều chỉnh lại mức tiền phạt đối với hành vi “nộp thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn…”, “Nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế nơi chuyển đến khi thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp”.
4. Hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:
Tách nhóm hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn ra khỏi nhóm hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn và chuyển quy định riêng về nhóm hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn.
– Điều chỉnh giảm hình thức xử phạt tiền sang phạt cảnh cáo đối với hành vi:
Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển có số thứ tự nhỏ hơn.
Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
– Bỏ chế tài xử phạt đối với hành vi:
Không lập đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định, trừ các trường hợp hóa đơn không nhất thiết phải lập đầy đủ các nội dung theo hướng đẫn của Bộ Tài chính;
Không lập bảng kê về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ;
Lập hóa đơn không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê.
– Điều chỉnh giảm khung phạt tiền đối với hành vi “không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng cung ứng dịch vụ”: Phạt tiền từ 500.000đ đến 1.500.000đ.
– Bổ sung chế tài xử phạt hành vi:
Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế.
Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh.
Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
– Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại Điểm d, Khoản 4, Khoản 5, Điều 24 khi người mua có yêu cầu.
Hành vi vi phạm quy định về khai báo mất, cháy hỏng hóa đơn (Điều 25 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn) được bổ sung quy định về hành vi vi phạm hành chính về thời hạn khai báo mất, cháy hoặc hỏng hóa đơn. Pháp luật nước ta về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định về việc điều chỉnh giảm mức phạt tiền đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng: Phạt tiền từ 4.000.000đ đến 8.000.000 đồng.
Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Điều 28 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn ) thì cần phải thực hiện việc bổ sung quy định rõ về hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn (Điều 4) và bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả như thực hiện việc buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo, báo cáo về hóa đơn (Điều 29 ghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn) thì câng phải thực hiện việc bổ sung quy định ề hành vi vi phạm hành chính thì xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm quy định về nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ. Pháp luật nước ta về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định về việc tăng mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lập sai hoặc không đầy đủ nội dung của thông báo, báo cáo về hóa đơn theo quy định gửi về cơ quan thuế thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng
Bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn quá thời hạn quy định từ một ngày đến mười ngày.
Tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ chín mươi mốt ngày trở lên và kể từ ngày hết thời hạn theo quy định; hành vi vi phạm quy định về không nộp thông báo, báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định thì bị phạt tiền từ 5.000.000đ đến 15.000.000 đồng.
Cơ sở pháp lý:
-Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn