Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là quy định đảm bảo xác định, nhanh chóng xử lý hành vi phạm tội trong thời hạn nhất định. Bên cạnh một số quan điểm nhận định bất cập từ quy định về thời hiệu. Cùng tìm hiểu ý nghĩa quy định của thời hiệu này thông qua các ví dụ cụ thể.
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu truy cứu TNHS là gì?
Theo Điều 27
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình sưh quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
– Theo đó, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Như vậy, khái niệm thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn được quy định trên từng loại tội phạm cụ thể. Khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trừ các trường hợp đặc biệt tại Điều 28
Thời hạn là một khoảng thời gian nhất định có xác định điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Tùy tính chất phạm tội để xác định thời điểm bắt đầu truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi đã xác định được thời điểm bắt đầu, ta căn cứ vào phân loại tội phạm để xác định thời điểm kết thúc.
Theo quy định tại khoản 2, thời hạn được xác định khác nhau đối với loại tội phạm cụ thể.
Phân loại tội phạm:
Theo Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, có thể hiểu như sau:
Để xác định loại tội phạm, đồng thời nhận diện trên 02 tiêu chí sau:
Tội phạm ít nghiêm trọng:
+ Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn.
+ Mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.
Tội phạm nghiêm trọng:
+ Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn.
+ Mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
Tội phạm rất nghiêm trọng:
+ Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn.
+ Mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
+ Là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn.
+ Mức cao nhất của khung hình phạt quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tiếng Anh là Statute of limitations for criminal prosecution.
3. Thời điểm xác định thời hiệu truy cứu TNHS:
Trong trường hợp thông thường, thời điểm này được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Tức là phải xác định đối với tính chất phạm tội, thời gian phạm tội cụ thể.
+ Trường hợp trong thời hạn nêu trên, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới có mức hình phạt cao nhất của khung đối với tội mới trên 1 năm tù thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới. Đây là nội dung quy định tại khoản 3 Điều 27 của Bộ luật.
Đây là quy định có tính khách quan, tiến bộ. Qua đó đảm bảo tính răn đe, giáo dục đối với người phạm tội.
+ Trường hợp người phạm tội cố tình trốn tránh và có quyết định truy nã thì thời hiệu sẽ được tính lại kể từ ngày người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Ví dụ: Ngày 12/8/2021, Nguyễn Văn A lừa đảo chiếm đoạt tài sản giá trị 500 triệu đồng. Hành vi của A bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên ngày 30/12/2021, A lại gây ra một vụ cướp tài sản. Như vậy, tội mới đã được thực hiện, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm mới được thực hiện và phát hiện. Bởi khung hình phạt của tội cướp tài sản lớn hơn 1 năm tù cho tội mới đó.
– Có sự quy định phù hợp đối với thời hiệu:
Ở một số trường hợp đặc biệt thì cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự có điểm khác. Cụ thể:
+ Đối với tội kéo dài, thời điểm để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời điểm hành vi chấm dứt. Tội phạm được thực hiện với các hành vi khác nhau, do đó phải xác định thời điểm chấm dứt chuỗi hành vi đó.
+ Đối với tội liên tục, thời điểm để tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi cuối cùng.
Các quy định này giúp xác định thời điểm bắt đầu, có ý nghĩa xác định thời hiệu truy cứu TNHS.
4. Ý nghĩa quy định thời hiệu:
– Cơ quan Điều tra, truy tố, xét xử phải nhanh chóng, chủ động phát hiện, xử lý hành vi phạm tội:
Điểm a Khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015, luật sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định nguyên tắc:
“Mọi hành vi phạm tội do người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật”.
Thời hiệu chính là khoảng thời gian pháp luật cho phép thực hiện quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Phải đảm bảo hiệu quả, chính xác nhưng đồng thời phải nhanh chóng. Vừa mang ý nghĩa giáo dục, trừng trị người phạm tội. Vừa khắc phục hậu quả cũng như bồi thường các thiệt hại xảy ra trên thực tế.
Để thực hiện nguyên tắc này, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình phải chủ động đấu tranh chống tội phạm, thường xuyên có sự phối hợp để phát hiện kịp thời mọi hành vi phạm tội. Đảm bảo hiệu quả chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời xử lí những hành vi đó một cách nhanh chóng, công bằng, đúng pháp luật. Hướng đến sự tôn nghiêm, tính giáo dục, cải tạo người phạm tội, mang đến bài học sâu sắc cho xã hội. Cũng như thay đổi, tăng cường nhận thức pháp luật cho người dân.
– Luật pháp là để giáo dục, răn đe, cải tạo người có hành vi phạm tội:
Trong thực tế vẫn có một số trường hợp vì lí do này hay lí do khác mà các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã bỏ quên một số hành vi phạm tội, không truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thời hạn truy cứu đã hết, thì việc phát hiện hành vi sau đó cũng không bị xử lý.
Quy định này có tính chất nhân văn, mang tính giáo dục của pháp luật. Bởi vì hành vi nguy hiểm cũng như bản thân người phạm tội lúc đó đã không còn nguy hiểm cho xã hội. Hơn nữa, việc truy cứu trách nhiệm hình sự lúc này sẽ không đạt được mục đích của hình phạt.
Đối với những trường hợp này, nếu trong một thời gian nhất định người phạm đã tự hối cải, làm ăn lương thiện, không phạm tội mới, không trốn tránh sự trừng trị của pháp luật thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự là không cần thiết. Pháp luật cũng đã đảm bảo điều chỉnh được nhận thức, thay đổi được hành vi của người phạm tội.
Tuy nhiên đây cũng là quy định có nhiều tranh cãi. Bởi trên thực tế, nếu các hành vi phạm tội là quá vô nhân đạo, quá man rợ, người dân vẫn thấy bất công cho người bị hại, cho an toàn và trật tự xã hội.
5. Ví dụ?
Ví dụ 1:
Ngày 15/03/2017, Chị A được anh B dụ dỗ về làm công việc mát xa ở quán của anh và hứa trả tiền hàng tháng. Nhưng khi chị A làm thì mới biết đó là một ổ mại dâm. Sau một thời gian làm việc không được trả tiền dịch vụ, ngày 27/06/2019 chị có trình báo việc hoạt động phi pháp của ổ mại dâm kia và hành vi dụ dỗ của anh B đối với mình tại
Đối với hành vi dụ dỗ mua bán dâm của anh B đối với chị A thuộc khoản 1 Điều 328 Bộ luật Hình sự, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó căn cứ các quy định của pháp luật liên quan, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm kể từ thời điểm hành vi dụ dỗ của anh B được thực hiện.
Từ ngày anh B thực hiện hành vi dụ dỗ chị A đến ngày chị A trình báo là 2 năm 3 tháng 12 ngày (< 5 năm). Tức là xác định từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm hành vi phạm tội bị phát hiện. Nên có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của anh A.
Trong trường hợp này, chỉ đang xem xét hành vi dụ dỗ của anh B để phân tích thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ví dụ 2:
Anh A và chị B là một cặp đôi đang yêu nhau. Do ghen tuông nên ngày 16/05/2022 chị B đã yêu cầu chia tay. Anh A không đồng ý, anh dùng vũ lực với mong muốn dạy cho một bài học nhưng đến khi đánh xong phát hiện ra chị B đã chết. Hành vi này của anh A cấu thành tội phạm với tình tiết nghiêm trọng là làm chết người. Do đó:
Hành vi này của anh A đã cấu thành Tội cố ý gây thương tích hoặc đây tổn hại đến sức khỏe của người khác (theo khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự). Đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng nên thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm (16/05/2037).
Tại thời điểm xảy ra hành vi là ngày 16/05/2022. Tính đến thời điểm hiện tại, nếu hành vi này mới bị phát hiện thì vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, để xem xét một hành vi phạm tội còn thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, cần xác định tội danh, phân loại tội phạm.
Các văn bản pháp luật có liên qauan đến bài viết: Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.