Thời hiệu khởi kiện là gì? Thời hiệu kiện đòi lại tài sản? Thời hiệu khởi kiện đòi nợ? Một số quy định chung về thời hiệu khởi kiện?
Thời hiệu khởi kiện được xem là một yếu tố quan trọng quyết định việc chủ thể có quyền khởi kiện hay không. Đối với mỗi vụ việc dân sự, pháp luật thường quy định về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ kiện dân sự là dài hạn hoặc ngắn hạn tùy theo tính chất của mỗi loại quan hệ trong vụ kiện dân sự đó.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Thời hiệu khởi kiện là gì?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 BLDS 2015 thì thời hiệu được hiểu là thời hạn do pháp luật dân sự quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể trong vụ việc dân sự theo điều kiện do luật quy định. Thời hiệu còn được hiểu là căn cứ pháp lý do pháp luật quy định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Theo quy định của
2. Thời hiệu kiện đòi lại tài sản
2.1. Kiện đòi lại tài sản là gì?
Kiện đòi lại tài sản được hiểu là việc chủ sở hữu tài sản, người chiếm hữu hợp pháp của tài sản thực hiện việc yêu cầu tòa án buộc người có hành vi chiếm hữu bất hợp pháp tài sản phải trả lại tài sản cho mình. Đòi lại tài sản chính là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu tài sản và người chiếm hữu hợp pháp của tài sản.
Quyền đòi lại tài sản được quy định tại Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau: chủ sở hữu tài sản, hoặc chủ thể có quyền khác đối với tài sản là người có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu tài sản, người sử dụng tài sản hoặc người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, đối với những tài sản đang được chiếm hữu bởi chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì chủ sở hữu tài sản không có quyền đòi lại tài sản đó.
2.2. Thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản
Hiện nay không có quy định nào quy định cụ thể về thời hiệu kiện đòi lại tài sản mà thời hiệu kiện đòi tài sản được áp dụng theo quy định về thời hiệu được quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
“Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật không có quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự thì thực hiện như sau: Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản; tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý, chiếm hữu; tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện; Tranh chấp không thuộc các trường hợp thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo quy định trên thì việc khởi kiện đòi lại tài sản không được áp dụng thời hiệu khởi kiện. Trước đó, theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005 có quy định thời hiệu khởi kiện là hai năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại. Tuy nhiên, hiện nay
3. Thời hiệu khởi kiện đòi nợ
Khởi kiện dân sự về đòi nợ là việc chủ thể yêu cầu Tòa án buộc người nợ phải trả lại tiền cho mình trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không đòi được số nợ.
Thời hiệu khởi kiện đòi nợ được áp dụng theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 cụ thể như sau: thời hiệu được hiểu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Bên cạnh đó tại Khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự 2015 có quy định thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm của mình; nếu thời hạn đó kết thúc thì chủ thể được quyền khởi kiện cũng mất quyền khởi kiện.
Như vậy, thời hiệu khởi kiện đòi nợ được hiểu là thời hạn mà cá nhân, tổ chức được quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, của cơ quan, tổ chức nhà nước hoặc của người khác, khi hết thời hạn này thì cá nhân, tổ chức đó cũng mất quyền khởi kiện.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 154 Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện đòi nợ sẽ được tính từ ngày người có quyền yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Mặt khác, về bản chất việc khởi kiện đòi nợ được xuất phát từ hợp đồng giao kết dân sự giữa bên cho vay nợ và bên vay nợ, chính vì vậy thời hiệu khởi kiện đòi nợ có thể được áp dụng theo thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng.
Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 có quy định áp dụng tính thời hiệu khởi kiện tranh chấp hợp đồng trong đó có bao gồm việc khởi kiện yêu cầu thanh toán khoản nợ quá hạn.
Theo đó, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Như vậy đối với trường hợp khởi kiện đòi nợ thì thời hiệu khởi kiện được áp dụng theo quy định là 03 năm kể từ khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ theo như đã thỏa thuận trong hợp đồng về trả tiền gốc và tiền lãi (nếu có) và khi đến thời hạn trả nợ mà các bên không có thỏa thuận khác về việc gia hạn thêm thời hạn cho khoản vay. Theo đó kể từ thời điểm bên vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay được coi là bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm chính vì vậy bên cho vay có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết về việc đòi nợ.
4. Một số quy định chung về thời hiệu khởi kiện
4.1. Áp dụng quy định về thời hiệu
Tại Điều 149 Bộ luật dân sự và Điều 181 Bộ luật tố tụng dân sự đều có quy định Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án hoặc ra quyết định giải quyết vụ việc dân sự.
Vấn đề áp dụng quy định về thời hiệu, trên thực tế tại Tòa án vẫn còn những quan điểm khác nhau. Một quan điểm là Thẩm phán phải giải thích và một quan điểm là Thẩm phán không được giải thích cho đương sự biết việc đương sự được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu nếu biết thời hiệu khởi kiện đã hết bởi hậu quả pháp lý hoàn toàn khác nhau. Nếu trong trường hợp Thẩm phán giải thích mà đương sự yêu cầu thì Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án hoặc thực hiện đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn cũng như yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Nếu trong trường hợp Thẩm phán không giải thích và đương sự không biết được quyền yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu thì Tòa án sẽ giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung.
Tại khoản 1 và Điểm a khoản 4 Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ, hòa giải quy định thì Thẩm phán phải phổ biên cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các quy định của pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án. Như vậy, các đương sự khi tham gia tố tụng dân sự là hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và các đương sự phải được Tòa án giải thích đầy đủ về quyền và nghĩa vụ. Do đó, Thẩm phán có trách nhiệm phải giải thích cho đương sự biết quyền được yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu.
4.2. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Theo quy định tại Điều 155 của
– Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
– Trường hợp yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu tài sản, trừ trường hợp Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan có quy định khác.
– Trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.