Dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình? Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình? Trương hợp được tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình? Tổ chức dân quân tự vệ?
Hiện nay, dù là thời bình nhưng nhưng nước ta cung không lơ là việc đào tạo lực lượng quân binh để sẵn sáng chiến đấu khi có chiến tranh sảy ra. Ngoài việc huấn luyện binh lính chuyên nghiệp, bộ đội thì nhà nước ta còn quy định về việc huấn luyện lực lượng dân quan tự vệ để việc huấn luyện mà không làm thoát lý lực lượng này ra ngoài sản xuất, công tác, mà vẫn một bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang của đất nước. Vậy pháp luật nước ta quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình như thế nào?
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình
Theo cách hiểu thông thường, Dân quân tự vệ có thể được hiểu sơ khai nhất là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, là một bộ phận cấu thành của lực lượng vũ trang tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự quản lý điều hành của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo và chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức.
Dân quân tự vệ được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ.
Dân quân tự vệ tại chỗ được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức.
Dân quân tự vệ cơ động được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Dân quân thường trực được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là lực lượng thường trực làm nhiệm vụ tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng.
Dân quân tự vệ biển được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các nhiệm vụ của Dân quân tự vệ như sau:
– Dân quân tự vệ luôn sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức.
– Dân quân tự vệ phải thực hiện việc phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển, vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
– Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập.
– Dân quân tự vệ tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thẩm quyền.
– Dân quân tự vệ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
– Dân quân tự vệ trong thời gian hoạt động huấn luyện thì thực hiện tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
2. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
-Công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết 45 tuổi, công dân nữ từ đủ 18 tuổi đến hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
Cũng theo như quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
-Thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế là 04 năm; dân quân thường trực là 02 năm.
Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng, quân sự của địa phương, cơ quan, tổ chức, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ được kéo dài nhưng không quá 02 năm; đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị Dân quân tự vệ được kéo dài hơn nhưng không quá độ tuổi đối với công dân nam là 45 tuổi, công dân nữ là hết 40 tuổi có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; nếu tình nguyện tham gia Dân quân tự vệ thì có thể kéo dài đến hết 50 tuổi đối với nam, đến hết 45 tuổi đối với nữ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định kéo dài độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ
3. Trương hợp được tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
Theo như quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định về công dân được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
– Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
– Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;
– Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
– Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân công an đang phục vụ trong Công an nhân dân;
– Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
– Lao động duy nhất trong hộ nghèo, hộ cận nghèo; người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận;
– Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
– Người đang học tại trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người đang lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Theo như quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật dân quân tự vệ 2019 quy định về công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây như: Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên; Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người làm công tác cơ yếu.
– Công dân thuộc diện tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ quy định như đã nêu ở trên mà nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn vào Dân quân tự vệ.
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
4. Tổ chức dân quân tự vệ
Phân theo mức độ sử dụng, dân quân tự vệ chia làm:
– Dân quân tự vệ nòng cốt: Dân quân tự vệ nòng cốt gồm những người đang thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ.
– Dân quân tự vệ rộng rãi: Dân quân tự vệ rộng rãi gồm những thành viên dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ tuổi quy định.
Phân theo mức độ cơ động, dân quân tự vệ nòng cốt chia làm ba loại:
– Dân quân cơ động: Là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
– Dân quân tại chỗ: Ở địa phương gọi là dân quân, ở cơ quan gọi là tự vệ
– Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
Phân theo biên chế, dân quân tự vệ nòng cốt chia làm hai loại:
– Dân quân tự vệ bộ binh
– Dân quân tự vệ binh chủng
Phân theo trọng điểm có:
– Dân quân thường trực: là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.
– Dân quân tự vệ biển: Là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo và cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển để làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam.
Dân quân tự vệ được biên chế thành đơn vị gồm: Tổ, Tiểu đội, khẩu đội (đối với pháo binh), Trung đội, Đại đội, hải đội (đối với dân quân tự vệ biển), Tiểu đoàn, hải đoàn (đối với dân quân tự vệ biển).
Tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở gồm:
– Thôn đội: tổ chức tổ, tiểu đội, trung đội dân quân tại chỗ;
– Xã đội (Ban chỉ huy quân sự cấp xã): Tổ chức trung đội dân quân cơ động
– Ban chỉ huy quân sự ở đơn vị cơ sở: tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn tự vệ biển;
– Ban chỉ huy quân sự ở các cơ quan Trung ương
Như vậy có thể thấy tùy thuộc vào mức độ sử dụng, dân quân tự vệ mức độ cơ động, dân quân tự vệ nòng cốt biên chế, dân quân tự vệ nòng cốt, trọng điểm mà phân loại lượng lượng dân quan tự vệ khác nhau. Việt phân loại dựa trên các yếu tố trên nhưng vẫn phải tuân thủ theo các quy định mà pháp luật Dân quân tự vệ đã quy định. Để nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có một lực lượng quân đội hùng hậu và sẵn sàng chiến đấu khi có kẻ thù xâm lược.