Thanh toán tiền lương là một trong những trách nhiệm quan trọng của người sử dụng lao động, nghĩa vụ này không phụ thuộc vào việc người lao động nghỉ đơn phương trái pháp luật hay đúng quy định, và cũng không phụ thuộc việc còn làm việc hay không còn làm việc tại doanh nghiệp. Vậy thời hạn thanh toán lương cho nhân viên khi nghỉ việc được quy định với nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn thanh toán lương cho nhân viên khi nghỉ việc:
Theo pháp luật lao động thì người lao động hay người sử dụng lao động hoàn toàn có thể chấm dứt
Trách nhiệm thanh toán trả lương không chỉ áp dụng trong thời gian người lao động còn làm việc tại công ty mà còn tính đến cả thời điểm đã chấm dứt hợp đồng lao động, tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 cũng nêu rõ như sau:
– Người sử dụng lao động cần thưc hiện nghĩa vụ thanh toán lương trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
+ Nếu trên thực tế, người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
+ Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế cũng là một trong những trường hợp có thể kéo dài thời gian thanh toán lương;
+ Còn phải kể đến trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
+ Có phát sinh vấn đề là do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm không thể đảm bảo việc chi trả tiền lương theo đúng quy định;
– Liên quan đến hình thức trả lương thì trong pháp luật lao động, cụ thể là tại Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 luôn tôn trọng sự thỏa thuận về vấn đề này của người lao động và người sử dụng lao động, theo đó:
+ Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán;
+ Tiền lương có thể được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng;
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
Như vậy, việc thanh toán tiền lương không hề phụ thuộc vào việc chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn hay hết thời hạn của hợp đồng lao động. Nên dù nghỉ việc trước hạn thì người lao động cũng phải được thanh toán đầy đủ tiền lương cho những ngày đã làm việc. Thời hạn thanh toán là 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trong một số trường hợp đặc biệt, thời hạn này được kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Việc thanh toán tiền lương thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
2. Mức xử phạt đối với công ty không trả lương cho người lao động:
Theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt với hành vi không trả lương đúng hạn cho người lao động. Người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
Vi phạm trong việc thời hạn trả lương của người lao động, cụ thể là không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Người lao động khi tham gia công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công việc đòi hỏi đã qua đào tạo, học nghề theo quy định của pháp luật mà người sử dụng không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động trong trường hợp này; Ngoài ra, người sử dụng lao động tự ý trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện;
Chế độ cơ bản của người lao động như tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật cũng không được đảm bảo; thực hiện khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
Khi tiến hành việc tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm mà cũng có hành vi trả lương không đúng quy định cho người lao động.
Tất cả những hành vi vi phạm trên của người sử dụng lao động sẽ bị áp dụng mức phạt tương ứng dưới đây, tùy thuộc vào số lượng người lao động bị xâm phạm đến quyền thanh toán lương:
+ Mức xử phạt sẽ bị áp dụng từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
+ Hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến người lao động từ 11 người đến 50 người lao động thì mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng sẽ được cơ quan có thẩm quyền xử lý với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
+ Trong trường hợp hành vi vi phạm với 101 người đến 300 người lao động thì mức phạt tiền là từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
+Mức phạt cao nhất trong những lỗi đã nêu trên được áp dụng là từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Như vây, người sử dụng lao động có hành vi trả lương không đúng hạn là một trong những hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt theo luật định; Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thì tùy vào mức độ của hành vi mà người sử dụng lao động có thể bị phạt hành chính với mức tối thiểu là từ 5.000.000 đồng, cao nhất đó là 50.000.000 đồng.
Cần lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức xử lý hành chính được trình bày trong văn bản pháp luật này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
3. Người lao động khi nghỉ việc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm có được yêu cầu thanh toán cũng tiền lương không?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Có thể thấy, khi người lao động không nghỉ hết số ngày nghỉ phép năm thì sẽ được giải quyết quyền lợi theo 02 trường hợp như sau:
+ Đối với trường hợp không nghỉ hết phép năm do thôi việc, bị mất việc làm: Người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ.
+ Đối với trường hợp không nghỉ hết phép năm do chưa có nhu cầu nghỉ mà vẫn muốn tiếp tục làm việc: Trường hợp này, người sử dụng lao động không thực hiện thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ. Người lao động có thể nghỉ dồn phép dịp cuối năm hoặc thỏa thuận để nghỉ gộp phép của năm trước vào năm sau.
Với quy định trên thì người lao động hoàn toàn có thể yêu cầu người sử dụng lao động chi trả ngày nghỉ phép còn thừa tương ứng trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, có thể kéo dài lên tới 30 ngày như đã phân tích.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: