Tạm nhập, tái xuất là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Hàng hóa được tạm nhập tái xuất cũng vô cùng đa dạng, có thể bao gồm: hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm, thiết bị máy móc, linh kiện, phụ tùng ... Vậy thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa được quy định là bao nhiêu lâu?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hoá là bao nhiêu lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Văn bản hợp nhất
Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm. Căn cứ theo quy định tại Điều 134 của Văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019 có quy định về hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu tại các triển lãm thương mại trên lãnh thổ của Việt Nam. Cụ thể như sau:
– Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia vào các hội chợ, tham gia vào hoạt động triển lãm thương mại trên lãnh thổ của Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong khoảng thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày kết thúc hội chợ và kết thúc triển lãm thương mại đó;
– Hoạt động tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia vào các chương trình hỗ trợ, tham gia vào hoạt động triển lãm trên lãnh thổ của Việt Nam cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về hải quan và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, có quy định cụ thể về vấn đề kinh doanh tạm nhập tái xuất. Theo đó, hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất theo quy định của pháp luật sẽ được lưu lại trên lãnh thổ của Việt Nam không quá 30 ngày được tính kể từ ngày hoàn thành xong thủ tục hải quan tạm nhập. Trong trường hợp cần phải kéo dài thời hạn nêu trên, thương nhân cần phải có văn bản đề nghị gia hạn gửi tới cơ quan có thẩm quyền đó là Chi cục hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập, thời gian gia hạn theo quy định của pháp luật không được vượt quá 30 ngày/lần và đồng thời không được vượt quá 02 lần cho mỗi lô hàng tạm nhập tái xuất. Đồng thời, nếu vượt quá thời hạn nêu trên, công dân cần phải tái xuất hàng hóa ra khỏi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc thực hiện thủ tục tiêu hủy các loại hàng hóa đó. Trường hợp nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam thì thương nhân cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật về quản lý nhập khẩu hàng hóa và tuân thủ theo quy định của pháp luật về thuế.
Như vậy có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, trong trường hợp các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất thì mới bị giới hạn về thời gian tạm nhập tái xuất là 60 ngày. Pháp luật hiện nay không quy định về thời gian tối đa tạm nhập tái xuất hàng hóa.
2. Loại hàng hóa nào được tạm nhập, tái xuất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Văn bản hợp nhất luật hải quan năm 2022 có quy định về hàng hóa tạm nhập tái xuất. Theo đó, các loại hàng hóa được tạm nhập tái xuất bao gồm:
– Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;
– Các loại máy móc, trang thiết bị, các loại dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ cho công việc trong một khoảng thời gian nhất định;
– Các loại máy móc, thiết bị, phương tiện kĩ thuật thi công, khuôn mẫu theo các hợp đồng thuê, hợp đồng mượn để sản xuất và thi công;
– Các loại linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động thay thế, sửa chữa các loại tàu biển, tàu bay nước ngoài;
– Hàng hóa tham gia vào hoạt động hội chợ, triển lãm hoặc tham gia vào hoạt động giới thiệu sản phẩm tại Việt Nam;
– Các loại hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, hàng hóa để có thể được tạm nhập tái xuất thì cũng cần phải đáp ứng được các điều kiện luật định. Căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019, hàng hóa để có thể được tạm nhập tái xuất thì cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Là loại hàng hóa được phép nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam;
– Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động trưng bày/giới thiệu phải tái xuất khẩu sau khi kết thúc việc trưng bày/giới thiệu đó, tuy nhiên không vượt quá 06 tháng được tính kể từ ngày tạm nhập khẩu, nếu vượt quá thời hạn nêu trên thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục gia hạn tại cơ quan hải quan nơi tạm nhập khẩu;
– Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày hoặc để giới thiệu nếu tiêu thụ trên lãnh thổ của Việt Nam thì cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa nhập khẩu đó.
3. Trường hợp ách tắc hàng hóa tạm nhập tái xuất thì sẽ phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (sửa đổi tại Thông tư 173/2018/TT-BQP), có quy định cụ thể về vấn đề điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất. Cụ thể như sau:
– Trong trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất bị ách tắc trên địa bàn, cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải ngay lập tức chỉ đạo cho các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn, phối hợp với các lực lượng cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập để có các biện pháp và phương án điều tiết lượng hàng tạm nhập khẩu từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất;
– Sau khi đã áp dụng các biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa nêu trên, tuy nhiên tình trạng ách tắc hàng hóa tạm nhập tái xuất vẫn chưa được ổn định tại các cảng/cửa khẩu, hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ công thương cần phải phối hợp chủ trì với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục hải quan và Bộ tư lệnh bộ đội biên phòng để thực hiện hoạt động điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất. Quá trình điều tiết có thể sử dụng các biện pháp sau:
+ Có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngưng hoạt động đưa hàng hóa tạm nhập tái xuất về lãnh thổ Việt Nam;
+ Tạm dừng cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với các loại hàng hóa đang bị ách tắc.
Theo đó, trong trường hợp hàng hóa bị ách tắc thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chủ thể có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan chuyên môn để đưa ra các biện pháp giải tỏa tình trạng ách tắc hàng hóa. Trong trường hợp không giải tỏa được, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải có văn bản yêu cầu thương nhân ngay lập tức tạm ngưng hoạt động đưa hàng hóa tạm nhập tái xuất về Việt Nam, hoặc ra quyết định tạm dừng cấp giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với các loại hàng hóa đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Luật Quản lý ngoại thương 2017 số 05/2017/QH14;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại;
– Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
– Thông tư 173/2018/TT-BQP của Bộ Quốc phòng về việc công bố danh mục cụ thể hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Quốc phòng theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ.
THAM KHẢO THÊM: