Đất trồng cây lâu năm là gì?Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm? Thủ tục gia hạn đất trồng cây lâu năm khi hết hạn sử dụng?
Tấc đất – tấc vàng, đất đai luôn là vấn đề nóng hổi được mọi người quan tâm. Nhà nước luôn có các chính sách khuyến khích người dân phát triển ngành nông nghiệp vốn có từ trước đến nay để đảm bảo nền kinh tế ổn định và phát triển. Ngoài việc tiến hành các thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng cây lâu năm sang đất ở thì bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã và đang đưa ra các chính sách hỗ trợ người sử dụng đất trong vấn đề sử dụng đất, cụ thể là việc đưa ra thời hạn sử dụng đất nông nghiệp nói chung, đất trồng cây lâu năm nói riêng khá dài để tạo điều kiện cho người nông dân vững tâm canh tác và khai thác sử dụng đất một cách có hiệu quả nhất. Vậy quy định về thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm thế nào? Thủ tục gia hạn đất trồng cây lâu năm ra sao khi hết hạn sử dụng? Bài viết dưới đây, Công ty Luật Dương gia xin giải đáp cụ thể thắc mắc đó.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Đất trồng cây lâu năm là gì?
1.1. Khái niệm đất trồng cây lâu năm:
– Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013
– Đất trồng cây lâu năm được quy định cụ thể tại Phụ lục số 1 thuộc Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai, cụ thể:
Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm :
+ Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa,…;
+ Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,…;
+ Cây dược liệu lâu năm: là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm,…;
+ Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.
– Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân:
+ Không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
+ Không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
2.2. Phân biệt đất trồng cây lâu năm với các loại đất nông nghiệp khác:
2.2.1. Đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm:
– Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một (01) năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá năm (05) năm và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
– Sự khác biệt lớn nhất giữa đất trồng cây lâu năm và hàng năm có lẽ là thời gian sinh trưởng của cây. Đất trồng cây hàng năm thì trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng không quá một năm, đối với đất trồng cây lâu năm thì trồng những loại cây có thời gian sinh trưởng từ trên một năm trở lên.
2.2.2. Đất trồng cây lâu năm và đất vườn:
– Thế nào là đất vườn? Hiện nay
– Điểm khác biệt lớn nhất giữa đất trồng cây lâu năm và đất vườn ở đây chính là mục đích sử dụng đất. Đất vườn có thể trồng cả cây lâu năm và có thể trồng cây hàng năm. Còn đất trồng cây lâu năm thì chỉ có thể trồng những loại cây trồng một lần nhưng sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm.
2. Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm?
Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm được quy định tại Điều 126 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.”
Như vậy, theo quy định của luật đất đai thì thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, cụ thể là đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất hoặc cho thuê đất là tối đa 50 năm. Điều này được hiểu rằng sổ đỏ hoặc sổ hồng cấp cho loại đất trông cây lâu năm chỉ cho phép người sử dụng đất thực hiện quyền của người sử dụng đất chiếm hữu, quản lý, sử dụng và định đoạt đất trong vòng 50 năm.
Việc xác định đất có thời hạn sử dụng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất; là căn cứ để tiến hành thực hiện thủ tục hành chính như thu hồi đất hay khiếu nại hành chính đất đai; xác định tính hợp pháp của việc thu hồi đất có đúng hay không…
Lưu ý: Để xác định được thời hạn sử dụng đất của đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu, người dân có thể xem tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chi tiết xem tại thông tin thửa đất nằm tại trang 2 của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có ghi mục thời gian sử dụng đất. Hoặc người dân có thể kiểm tra bằng cách trực tiếp lên Văn phòng đăng ký đất đai tại địa phương để kiểm tra. Từ đó, người sử dụng đất chủ động nắm bắt được tình hình thửa đất mình sử dụng ra sao, tránh trường hợp hết hạn sử dụng đất sẽ không thực hiện được các giao dịch liên quan đến đất đai.
3. Thủ tục gia hạn đất trồng cây lâu năm khi hết hạn sử dụng?
3.1. Đất trồng cây lâu năm sau khi hết hạn có bị thu hồi không?
Đất trồng cây lâu năm sau khi hết hạn sẽ bị thu hồi trong các trường hợp sau theo quy định của Luật Đất đai năm 2013:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Ngoài ra, nếu không nằm trong trường hợp bị Nhà nước thu hồi trên thì sẽ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sử dụng đất, nếu người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất tiếp thì sẽ bị thu hồi đất.
3.2. Đất trồng cây lâu năm khi bị hết hạn có phải gia hạn không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
“Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất…”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên đất trồng cây lâu năm khi được Nhà nước giao cho người sử dụng đất sử dụng đất khi hết hạn sẽ được tiếp tục sử dụng đất mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.
Lưu ý, việc điều chỉnh thời hạn sử dụng đất phụ thuộc và yêu cầu của người sử dụng đất. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
* Hồ sơ xin gia xác nhận gia hạn thời hạn sử dụng đất trên Sổ đỏ:
Khoản 10 Điều 9
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ)
– Giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân) của người sử dụng đất.
* Quy trình nộp hồ sơ:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp hồ sơ đề nghị xác nhận lại thời hạn sử dụng đất.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất kiểm tra hồ sơ, xác nhận hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu và trả kết quả
Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra hồ sơ; xác nhận thời hạn được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định Luật Đất đai vào Giấy chứng nhận đã cấp; chỉnh lý, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.