Biên bản vi phạm hành chính rất quan trọng, là căn cứ để ban hành quyết định xử phạt, đồng thời cũng là một trong những căn cứ để khẳng định tính hợp pháp của quyết định xử phạt. Khi cá nhân, tổ chức vi phạm thì người được giao nhiệm vụ ra quyết định xử phạt phải lập biên bản xử phạt hành chính, biên bản vi phạm hành chính hay quyết định xử phạt hành chính.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản vụ việc:
– Biên bản ghi nhận vụ việc: Hay còn gọi là biên bản vụ việc là loại biên bản người, cơ quan Nhà nước lập để ghi nhận lại vụ việc, ghi nhận lại thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả, hiện trường…của vụ việc. Tải về biên bản vụ việc
BIÊN BẢN VỤ VIỆC
Hôm nay, hồi …..giờ……ngày….tháng….năm….
Tại:……………
Người lập biên bản:
1- Ông (bà):….. Chức danh:……
2- Ông (bà):…….. Chức danh:…..
Người chứng kiến:
Ông (bà):……. Chức danh:…….
Số CMND:……. Cấp ngày:……. Tại:……..
Địa chỉ thường trú:……
Người liên quan đến vụ việc:
Ông (bà):…….. Chức danh:…
Số CMND:…….. Cấp ngày:…….. Tại:………
Địa chỉ thường trú:……..
Tiến hành lập biên bản vụ việc sau đây: (ghi thời gian, địa điểm xảy ra, phát hiện vụ việc, nội dung diễn biến, hiện trường, nguyên nhân, người chứng kiến, người liên quan, hậu quả tác hại, các biện pháp đã xử lý, kết quả đã xử lý kèm theo biên bản thu giữ tang chứng, vật chứng nếu có):
….
Biên bản được lập thành ….. bản.
Biên bản kết thúc hồi …… giờ ….. cùng ngày, mọi người có tên trên xác nhận sự việc, cùng ký tên dưới đây:
Người chứng kiến Người có liên quan Người lập biên bản
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
2. Mẫu biên bản vi phạm hành chính :
–
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
…, ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Về ……..
Căn cứ ……….
Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm ………., tại
Chúng tôi gồm:……..
Với sự chứng kiến của: ……
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với: …….
Ông (Bà)/ Tổ chức:
Ngày … tháng … năm sinh …….. Quốc tịch:…..
Nghề nghiệp/ lĩnh vực hoạt động:…
Địa chỉ:..
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/ Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số:
Cấp ngày: ……. Nơi cấp:…….
Đã có các hành vi vi phạm hành chính: ………
Quy định tại ……
Cá nhân/ tổ chức bị thiệt hại: …..
Ý kiến trình bày của cá nhân/ đại diện tổ chức vi phạm:…..
Ý kiến trình bày của người chứng kiến:………
Ý kiến trình bày của cá nhân/ tổ chức bị thiệt hại:……
Chúng tôi đã yêu cầu ông (bà)/ tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử lý vi phạm được áp dụng gồm:
Tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ gồm: …….
Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.
Biên bản lập xong hồi giờ … ngày … tháng … năm …, gồm … tờ, được lập thành … bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho cá nhân vi phạm/ đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
Lý do không ký biên bản:……
Cá nhân/ Tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình đến ông/ bà …… trước ngày … tháng … năm ………. để thực hiện quyền giải trình.
3. Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính :
– Quyết định xử phạt hành chính: Là quyết định của người, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính. Tải về quyết định xử phạt vi phạm hành chính
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————–
…, ngày … tháng … năm …
QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ Điều 57, Điều 68
Căn cứ…….. ;
Căn cứ Biên bản vi phạm hành chính số …/BB-…. do ….. lập hồi … giờ … ngày … tháng … năm …. tại …
Căn cứ kết quả xác minh và các tài liệu có trong hồ sơ;
Căn cứ Biên bản phiên giải trình số ……./…. ngày … tháng … năm … tại……. ;
Căn cứ Văn bản giao quyền số ……/…..ngày … tháng … năm … (nếu có),
Tôi: ….. Chức vụ: …… Đơn vị: ……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (Bà)/Tổ chức:….
Ngày, tháng, năm sinh: ……. Quốc tịch: …..
Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ………
Địa chỉ:…..
Giấy CMND hoặc hộ chiếu/Quyết định thành lập hoặc ĐKKD số: ……
Cấp ngày: ……… Nơi cấp: ……
1. Đã thực hiện hành vi vi vi phạm hành chính ……… quy định tại
– Các tình tiết tăng nặng/ giảm nhẹ (nếu có):
……
*Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Hình thức xử phạt chính: ……… Cụ thể:………
– Hình thức phạt bổ sung (nếu có): ………
– Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ………
Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả……., kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Cá nhân/tổ chức vi phạm phải hoàn trả kinh phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) là: ….., vì chi phí khắc phục hậu quả đã được cơ quan có thẩm quyền chi trả theo quy định tại khoản 5 Điều 85
2. Đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính ……. quy định tại …… ;
– Các tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ (nếu có) ….
* Bị áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Hình thức xử phạt chính: …….
Cụ thể: ……..
– Hình thức phạt bổ sung (nếu có):……….
– Các biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có): ……….
Thời hạn thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là: ……, kể từ ngày nhận được Quyết định này.
Cá nhân/tổ chức vi phạm phải hoàn trả kinh phí cho việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có) là: ……., vì chi phí khắc phục hậu quả đã được cơ quan có thẩm quyền chi trả theo quy định tại Khoản 5 Điều 85 Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm …….
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao/Gửi cho ông (bà)/tổ chức…… để chấp hành Quyết định xử phạt.
Ông (bà)/Tổ chức phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt này. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Trường hợp không nộp tiền phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính, ông (bà)/tổ chức phải nộp tiền phạt tại Kho bạc nhà nước/Ngân hàng thương mại ……. hoặc nộp tiền vào tài khoản của Kho bạc nhà nước/ Ngân hàng thương mại: ……. trong thời hạn …… kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt.
Ông (Bà)/Tổ chức bị xử phạt có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính đối với Quyết định này theo quy định của pháp luật.
2. Gửi cho ……… để thu tiền phạt.
3. 15 …… để tổ chức thực hiện Quyết định này./.
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH
(Ký, ghi họ tên, đóng dấu)
4. Lưu ý với cách lập biên bản vi phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 58, Luật Xử lý VPHC thì: “Khi phát hiện VPHC thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản”.
Trước tiên, cần phải đánh giá đúng tính chất của hành vi vi phạm, nếu không sẽ dẫn đến nhầm lẫn lĩnh vực pháp luật điều chỉnh và xác định sai thẩm quyền. Khi đủ cơ sở để khẳng định hành vi là hành vi vi phạm, có căn cứ pháp lý áp dụng thì chủ thể có thẩm quyền lập biên bản VPHC.
Lập biên bản VPHC là một thủ tục được thực hiện trong quy trình xử phạt VPHC (trừ trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, xử phạt VPHC không lập biên bản theo quy định tại Điều 56, Luật Xử lý VPHC).
Biên bản phải có chữ ký của người lập biên bản, người vi phạm (nếu có nhiều tờ phải ký vào từng tờ); đặc biệt trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến; nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản . Đây là vấn đề cần phải chú ý, vì trong thực tiễn thi hành đối với trường hợp trên, biên bản VPHC đã được lập nhưng lại không có chữ ký hoặc thiếu chữ ký thì biên bản VPHC được lập đó không hợp pháp.
Chủ thể có thẩm quyền lập biên bản đối với những hành vi VPHC là người có thẩm quyền đang thi hành công vụ. Người lập biên bản có thể đồng thời là người có thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt hoặc người lập biên bản là người đang thi hành công vụ có thẩm quyền lập biên bản nhưng không có thẩm quyền xử phat. Trong trường hợp này, người lập biên bản phải chuyển ngay biên bản và hồ sơ, tài liệu có liên quan đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu, mệnh lệnh của người có thẩm quyền xử phạt, vẫn cố ý thực hiện hành vi vi phạm đó thì không lập biên bản mới mà người có thẩm quyền xử phạt phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC phù hợp để chấm dứt hành vi vi phạm.
Lập biên bản vi phạm trong trường hợp lấy lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm. Đối với những vi phạm nghiêm trọng hoặc có tình tiết phức tạp cần làm rõ thì nhất thiết phài lấy ngay lời khai của người vi phạm, nếu trong quá trình lấy lời khai có sử dụng phương tiện ghi âm thì sau khi ghi âm xong phải mở máy cho mọi người nghe lại, sau đó niêm phong công cụ lưu trữ dữ liệu ghi âm đã ghi với đầy đủ chữ ký của các bên liên quan trong niêm phong.
5. Quy định về lập biên bản vi phạm hành chính:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư làm ơn cho hỏi: tôi bị lập một biên bản vi phạm hành chính về việc kinh doanh quá giờ quy định. Nhưng trên biên bản không hề có mộc đỏ (có chữ ký) vậy biên bản có tác dụng không ạ ??
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về lập biên bản vi phạm hành chính.
Theo như anh cho biết, anh bị lập biên bản vi phạm hành chính về việc kinh doanh quá giờ quy định nhưng trên biên bản không có mộc đỏ, có chữ ký. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 58
6. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Tóm tắt câu hỏi:
Thời hạn từ ngày lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính là 07 ngày thì người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có được trừ ngày nghỉ không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 66
Như vậy, theo quy định, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn là 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày và có thể gia hạn, thời hạn gia hạn tối đa không quá 30 ngày. Do đó, trong trường hợp này sẽ tính cả ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết.