Thời hạn mới của sổ tạm trú và thủ tục gia hạn? Muốn gia hạn sổ tạm trú cần những hồ sơ gì? Thủ tục đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú như thế nào? Lệ phí cấp lại sổ tạm trú? Giá trị pháp lý của sổ tạm trú?
Theo quy định của pháp luật, việc tạm trú phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền ở địa phương nơi tạm trú. Công dân đang sinh sống, cư trú, làm việc, học tập khác với nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì bắt buộc phải đăng ký làm sổ tạm trú. Việc làm này không chỉ thể hiện việc ý thức chấp hành đúng các quy định của pháp luật còn góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Thứ nhất, thời hạn của sổ tạm trú, đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên được đăng ký thường trú.
Căn cứ pháp lý theo quy định tại tại
Luật sư
Theo quy định của Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013, nếu hết thời hạn tạm trú vẫn tiếp tục muốn ở tại địa phương lưu trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú trước đây làm thủ tục gia hạn tạm trú, trường hợp sổ tạm trú còn thời hạn thì thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú. Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn thì cơ quan công an sẽ cấp lại sổ tạm trú chứ không gia hạn lại. Sổ tạm trú ghi nhận thời hạn tối đa tạm trú là 2 năm, nếu thời hạn này người có tên trên sổ tạm trú có thể xin gia hạn tại cơ quan công an địa phương nơi cư trú hiện tại.
Trước khi hết thời hạn tạm trú là 30 ngày ghi trên sổ tạm trú, công dân nếu muốn tiếp tục ở lại địa phương nơi cư trú tạm trú phải đến nơi đăng ký tạm trú tức công an địa phương làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới lại sổ tạm trú. Bộ Công an đã chủ trì soạn thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cư trú và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú. Theo đó, Nghị định đưa ra quy định về việc công dân đăng kí tạm trú từ 1 năm trở lên sẽ được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương.
Nếu các tổ chức, cá nhân thực hiện việc đăng ký thường trú, tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, hoặc có hành vi khai báo tạm trú sai quy định và điều kiện theo quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ cơ quan công an có thẩm quyền có trách nhiệm huỷ bỏ việc đăng ký đó. Trong trường hợp, công dân đến cư trú tại nhiều nơi trong cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì tổng thời gian cư trú là tổng thời gian các nơi đã tạm trú. Tuy nhiên việc xác nhận thời gian cư trú này được thể hiện bằng việc đăng ký tạm trú tại nhiều nơi có xác nhận của công an xã, phường.
Thời gian tạm trú được tính từ ngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an. Trường hợp đăng ký thường trú tại nội thành thành phố Hà Nội thì thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 14 Luật Thủ Đô.
- Thứ hai, hồ sơ đăng ký cấp sổ tạm trú và thời hạn tạm trú tối đa.
Hiện các chung cư cao tầng mọc lên khắp thành phố, mỗi tòa nhà hoàn thiện đồng nghĩa với việc có hàng chục nghìn người sẽ đổ về đó sinh sống, thay vì việc cả nghìn người phải xếp hàng chờ đợi nhau ra công an phường để đăng ký tạm trú thì các cấp lãnh đạo ngành công an nên có giải pháp phù hợp cho vấn đề này. Tìm ra một mô hình thích hợp đáp ứng nhu cầu người dân cũng như công tác quản lý nhân khẩu trên địa bàn. Cơ quan công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là các đô thị lớn dân cư đông đúc là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cần tận tình hướng dẫn và tiếp nhận người dân địa phương làm thủ tục đăng ký tạm trú.
Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định hồ sơ đăng ký làm sổ tạm trú, bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
–
– Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có)
– Hợp đồng thuê nhà ở đối với trường hợp công dân đến thuê nhà ở hợp pháp.
– Đối với trường hợp học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh – sinh viên, học viên phải có văn bản đề nghị tạm trú kèm theo danh sách của Ban quản lý.
– Đối với người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở, khu tập thể của người lao động thì phải có văn bản đề nghị tạm trú kèm theo danh sách của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Trình tự, thủ tục đăng ký tạm trú, thường trú gồm 4 bước:
Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký cư trú.
Bước 2. Xác minh thông tin cá nhân đề nghị đăng ký cư trú trên cơ sở cập nhật, khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bước 3. Trả kết quả đăng ký cư trú.
Bước 4. Cập nhật thông tin cá nhân đã được giải quyết đăng ký cư trú vào cơ sở giữ liệu quốc gia về dân cư.
Thời gian giải quyết sẽ không quá là 2 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Công tác chỉ đạo của các cấp lãnh đạo công an các huyện, quận, thành phố cần kịp thời và phát huy tác dụng tạo ra sự gần gũi gắn kết với nhân dân, đồng thời mang lại cho người dân những lợi ích thiết thực nhất. Đặc biệt là các khu dân cư có hiện tượng tăng đột biến cư dân thì các quận, huyện, thị xã cần lên phương án đảm bảo công tác quản lý nhân khẩu cũng như công tác hỗ trợ người dân luôn kịp thời. Trong thời gian tới, đề xuất liên quan đến việc cải cách, chế độ sổ hộ khẩu, tạm trú mà Cục Pháp chế, cải cách hành chính, tư pháp (V19, Bộ Công an) đã đề xuất và đang được triển khai, thí điểm.
Trong thời gian tới, một số các quy định của pháp luật có liên quan đến sổ hộ khẩu, tạm trú sẽ được triển khai:
– Bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy thay bằng sổ hộ khẩu điện tử, dự kiến thí điểm tại một số tỉnh thành trong năm 2020.
– Bỏ các thủ tục tách cắt sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, thay đổi các thông tin trong sổ hộ khẩu theo cách cũ, tạo điều kiện cải cách thủ tục hành chính trên tinh thần cải cách tư pháp của Chính Phủ hướng tới.
– Đề xuất rút ngắn quy trình đăng ký cư trú.
Mục lục bài viết
1. Thời hạn mới của sổ tạm trú và thủ tục gia hạn:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đang sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, có làm sổ tạm trú cách đây năm 2012, đến nay thì công an yêu cầu đổi lại thì có đúng không? Vì trước kia sổ tạm trú tôi làm không xác định thời hạn, nếu làm thì thủ tục bao lâu? Mong luật sư tư vấn
Luật sư tư vấn:
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú theo quy định tại Luật Cư trú. Trước đó khi
Theo đó thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá hai mươi bốn tháng. Hết thời hạn tạm trú, hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục gia hạn tạm trú; thời hạn tạm trú của mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn còn lại của sổ tạm trú.
Trường hợp sổ tạm trú hết thời hạn sử dụng mà hộ gia đình hoặc cá nhân vẫn tiếp tục tạm trú tại đó thì đại diện hộ gia đình hoặc cá nhân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú làm thủ tục cấp lại sổ tạm trú. Vậy công an yêu cầu đổi lại sổ là đúng
Thủ tục thực hiện:
Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, cá nhân, cơ quan, tổ chứcđến cơ quan Công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Hồ sơ gia hạn tạm trú, bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ tạm trú;
– Đối với trường hợp học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì phải có văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo danh sách.
Thời hạn thực hiện:
Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Công an xã, phường, thị trấn phải gia hạn tạm trú cho công dân.
2. Muốn gia hạn sổ tạm trú cần những hồ sơ gì?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Em muốn hỏi thủ tục gia hạn sổ tạm trú có bắt buộc phải cần sổ hộ khẩu và CMND của chủ nhà không. Em đi gia hạn sổ tạm trú hồ thủ tục gồm: -( 1/Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; 2/sổ tạm trú). nhưng anh công an khu vực đòi thêm sổ hộ khẩu và CMND của chủ nhà. như vậy có đúng không luật sư. em tham khão thông tư 35 không thấy cái này. Mong luật sư giải đáp giùm!?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 17
Như vậy nếu sổ tạm trú của bạn đã hết hạn, bạn muốn tiếp tục xin gia hạn sổ tạm trú thì đến cơ quan Công an nơi đăng ký tạm trú để làm thủ tục gia hạn tạm trú. Hồ sơ xin gia hạn tạm trú bao gồm: Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, sổ tạm trú, văn bản đề nghị gia hạn tạm trú (trong trường hợp học sinh, sinh viên, học viên tập trung trong ký túc xã, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động ở tập trung các khu nhà ở của người lao động). Việc công an khu vực đòi thêm sổ hộ khẩu và CMTND của chủ nhà là không đúng, bạn có quyền yêu cầu cơ quan công an phải gia hạn tạm trú cho bạn nếu hồ sơ xin gia hạn tạm trú có đủ loại giấy tờ trên và hợp lệ.
3. Thủ tục đăng ký tạm trú và cấp sổ tạm trú như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã đăng ký tạm trú tại Phường Dịch Vọng Hậu – TP Hà Nội. Nhưng sau khi đăng ký xong thay vì nhận sổ tạm trú thì tôi lại nhận được “Giấy Xác Nhận” tạm trú của tổ bảo vệ dân phố, trong đó họ cũng xác nhận tôi đã đăng ký tạm trú tại phường và có chữ ký nhưng không ghi rõ họ tên và chức danh người ký. Như vậy xin hỏi Giấy xác nhận đó có giá trị thế nào? Tôi có thể sử dụng nó để đi đăng ký hộ chiếu được không?
Luật sư tư vấn:
Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, Luật cư trú 2006, sửa đổi bổ sung 2013 tại 4. Khoản 4 , Điều 30 có quy định: “Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp sổ tạm trú theo mẫu quy định của Bộ Công an”. Như vậy, khi bạn đăng ký tạm trú tại địa phường, trưởng công an xã, phường, thị trấn sẽ phải cấp sổ tạm trú cho bạn.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1, Điều 17, Thông tư số 35/2014/TT-BCA, trong trường hợp bạn là học sinh, sinh viên, học viên ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên hoặc người lao động ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải có văn bản đề nghị đăng ký tạm trú, kèm theo danh sách và được ghi vào sổ đăng ký tạm trú. Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận về việc đã đăng ký tạm trú vào danh sách đăng ký tạm trú của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trường hợp cá nhân có nhu cầu cấp sổ tạm trú riêng thì được cấp riêng.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu cấp sổ tạm trú. Sổ tạm trú này do trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi bạn đang tạm trú cấp.
Về hồ sơ cấp hộ chiếu, theo quy định tại Khoản 3, Điều 15, Nghị định số 94/2015/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ) bao gồm:
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.
Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.
– Bản sao giấy khai sinh của trẻ em dưới 14 tuổi.
Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu;
– Trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Có thể thấy, bạn phải xuất trình được sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn nên yêu cầu cấp sổ tạm trú để có thể thuận lợi khi thực hiện các thủ tục khác.
4. Lệ phí cấp lại sổ tạm trú:
Tóm tắt câu hỏi:
Khi tôi làm thủ tục làm lại sổ tạm trú thì công an viên thu 100.000 và không có hóa đơn chứng từ. Vậy theo quy định của pháp luật lệ phí cấp lại sổ tạm trú trong trường hợp này là bao nhiêu?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC Hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
‘Lệ phí đăng ký cư trú là khoản thu đối với người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú. Không thu lệ phí đăng ký cư trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc. Mức thu tối đa đối với việc đăng ký và quản lý cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh như sau:
+ Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 15.000 đồng/lần đăng ký;
+ Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú: không quá 20.000 đồng/lần cấp. Riêng cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà: không quá 10.000 đồng/lần cấp;
+ Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú): không quá 8 .000 đồng/lần đính chính;
+ Đối với các khu vực khác, mức thu áp dụng tối đa bằng 50% (năm mươi phần trăm) mức thu quy định tại khoản 1, mục này.
+ Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn…’
Như vậy, đối với trường hợp cấp lại sổ tạm trú, lệ phí là không quá 20.000 đồng/ 1 lần cấp đổi. Trong trường hợp này, công an viên thu phí 100.000 đồng là không đúng quy định pháp luật.
5. Giá trị pháp lý của sổ tạm trú:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi muốn biết lại lịch của một người nhưng tôi chỉ tìm được giấy tạm trú tạm vắng của người đó. Vậy cho tôi hỏi giấy tạm trú có đáng tin và có thể xác minh được lại lịch thật không? Hay nói cách khác có thể có trường hợp người đó dùng chứng minh thư giả làm giấy được tạm trú mà không bị phát hiện không? Vì tôi đi tìm người đó theo tên tuổi địa chỉ theo giấy tạm trú thì hoàn toàn không có người đúng lại lịch như vậy? Mong luật sư trả lời giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú , cấp sổ tạm trú cho họ.
Căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật cư trú 2006 thì người đến đăng ký tạm trú bao gồm: Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó
Căn cứ Điều 16
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên;trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú.
Nội dung của sổ tạm trú bao gồm: Họ tên của người đăng ký tạm trú, số chứng minh thư nhân dân, địa chỉ đăng ký tạm trú…
Như vậy, sổ đăng ký tạm trú có thể xác định được người đó thông qua cơ quan công an nếu có cơ sở xác định người đó có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của của bạn.
Tuy nhiên, việc sử dụng chứng minh thư giả để đăng ký tạm trú hoàn toàn có thể có khả năng xảy ra. Bởi trên thực tế, việc làm giả giấy tờ đang xảy ra rất nhiều. Việc này, cơ quan công an không thể kiểm soát hết được cũng như kiểm tra giấy tờ đó là thật hay giả không phải lúc nào cũng kiểm tra được.
Luật sư
Với trường hợp này,nếu như bạn bị người khác lừa đảo thì bạn có thể báo lên cơ quan công an và cung cấp các giấy tờ của người bạn cần tìm để cơ quan công an giải quyết cho bạn.