Khởi tố hình sự là giai đoạn đầu tiên của hoạt động tố tụng hình sự. Trong đó, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng điều tra, xác minh xem có hay không có dấu hiệu của tội phạm, sau đó ban hành Quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu thấy có dấu hiệu của tội phạm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thời hạn khởi tố vụ án hình sự khi tiếp nhận đơn tố giác?
Mục lục bài viết
1. Thời hạn khởi tố vụ án hình sự khi tiếp nhận đơn tố giác:
Căn cứ theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thời hạn và thủ tục giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Theo đó:
-
Trong khoảng thời gian 20 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận được đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cần phải thực hiện thủ tục xác minh, sau đó ban hành một trong các quyết định sau đây: Quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
-
Trong trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết khác nhau, phức tạp hoặc cần phải tiến hành thủ tục kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau, tốn kém thời gian thì thời hạn giải quyết đơn tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài thêm tuy nhiên không được vượt quá 02 tháng. Trong trường hợp chưa thể kết thúc quá trình điều tra, xác minh trong thời hạn theo quy định của pháp luật thì chủ thể có thẩm quyền đó là viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền hoàn toàn có thể ra quyết định gia hạn một lần tuy nhiên không được phép vượt quá 02 tháng. Đồng thời, chậm nhất trong khoảng thời gian 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh theo quy định của pháp luật, cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra bắt buộc phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc đề nghị Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời gian kiểm tra, xác minh;
-
Khi giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền sẽ có quyền tiến hành một số hoạt động như: Khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường, trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, thu thập các loại giấy tờ, tài liệu, thông tin, đồ vật từ cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan để phục vụ cho hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin tội phạm;
-
Trình tự, thủ tục và thời gian Viện kiểm sát giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Theo đó thì có thể nói, trong khoảng thời gian 20 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan điều tra nhận được đơn tố giác tội phạm của các cá nhân, tổ chức thì cần phải ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết đơn tố giác tội phạm.
Hay nói cách khác, thời gian khởi tố vụ án hình sự khi tiếp nhận đơn tố giác tội phạm được xác định là 20 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày cơ quan điều tra nhận được đơn tố giác tội phạm đó.
2. Không có đơn tố giác tội phạm thì có bị khởi tố vụ án hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 có quy định về vấn đề không tố giác tội phạm. Theo đó:
-
Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện trên thực tế hoặc đã thực hiện tuy nhiên không tố giác tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cần phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 390 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017;
-
Trong trường hợp người không tố giác tội phạm là ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em ruột, vợ, chồng của người phạm tội thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 390 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017, ngoại trừ trường hợp không tố giác đối với các tội danh được quy định cụ thể tại Chương XIII Bộ luật hình sự hoặc các tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (phân loại theo Điều 9 Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017);
-
Trong trường hợp người không tố giác tội phạm là người bào chữa sẽ không cần phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự, ngoại trừ trường hợp không tố giác các tội danh được quy định cụ thể tại Chương XIII bộ luật hình sự hoặc tội khác thuộc loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị thực hiện, đang thực hiện trên thực tế hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện quá trình bào chữa.
Như vậy, trong trường hợp không có đơn tố giác tội phạm thì vẫn hoàn toàn có thể bị khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. Ngoại trừ ông bà, cha mẹ, con cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người bị phạm tội trong trường hợp biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị thực hiện, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện trên thực tế nhưng không tố giác tội phạm thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng do pháp luật quy định.
3. Có những cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác tội phạm?
Căn cứ theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Theo đó:
-
Mọi đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bắt buộc phải được tiếp nhận đầy đủ và giải quyết kịp thời. Cơ quan và tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được phép từ chối tiếp nhận tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
-
Cơ quan và tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm các cơ quan sau: Cơ quan điều tra, viện kiểm sát sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; cơ quan và tổ chức khác sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm;
-
Thẩm quyền giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được xác định như sau: Cơ quan điều tra là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của cơ quan mình; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của cơ quan mình; viện kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện ra các cơ quan điều tra hoặc cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật trong quá trình tiến hành hoạt động kiểm tra, xác minh đơn tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc nhận thấy có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mặc dù Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản tuy nhiên không được khắc phục triệt để;
-
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo kết quả giải quyết cho các cá nhân, tổ chức, cơ quan đã làm đơn tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Như vậy, ngoại trừ cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cũng là cơ quan có trách nhiệm, nghĩa vụ tiếp nhận đơn tố giác tội phạm của công dân.
THAM KHẢO THÊM: