Thời hạn hợp đồng lao động đối với người nước ngoài. Thuê một người nước ngoài làm giám đốc thì thời hạn hợp đồng là bao lâu?
Thời hạn hợp đồng lao động đối với người nước ngoài. Thuê một người nước ngoài làm giám đốc thì thời hạn hợp đồng là bao lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Bên doanh nghiệp tôi là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tôi đang muốn thuê một người nước ngoài làm giám đốc, vậy khi thuê người nước ngoài thì tôi có cần lưu ý về giấy tờ cư trú của họ hay không. Mặt khác nếu thuê với người nước ngoài này, họ có visa đầy đủ thì hợp đồng mà bên tôi có thể ký kết là bao lâu? Mong Luật sư tư vấn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH.
2. Luật sư tư vấn:
Người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước là người Việt Nam hoặc người nước ngoài có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của pháp luật. Nếu là người nước ngoài được thuê làm giám đốc ngoài những điều kiện về nhập cảnh cư trú, khi tham gia quan hệ lao động phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tại Nghị định số 44/2013/NĐ-CP và Thông tư số 30/2013/TT-BLĐTBXH những nội dung về
Thứ nhất: Về giấy tờ cư trú cần lưu ý
+ Địa chỉ nơi cư trú tại Việt Nam và ở nước ngoài.
+ Các giấy tờ hợp pháp khác, bao gồm: bản sao hộ chiếu, giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có).
Thứ hai: Thời hạn hợp đồng
Thời hạn hợp đồng lao động của người nước ngoài được thuê làm giám đốc do hai bên xác định trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng nhưng tối đa không quá thời hạn của giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
>>>
Ngoài ra, nếu Người sử dụng lao động và người được thuê làm giám đốc muốn tiếp tục làm việc có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn hợp đồng lao động 01 lần thông qua ký kết
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Trách nhiệm của nhà đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài trong việc huy động các nguồnvốn
– Xử lý tài sản thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh khi doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa
– Quyền lợi của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại